Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, xã hội của từng loại hình doanh nghiệp, chúng ta có thể khái quát quá trình kinh doanh của một vài loại hình doanh nghiệp như sau:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất ra của cải vật chất thì quá trình kinh doanh được gọi là quá trình sản xuất kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp thương mại- dịch vụ thì quá trình kinh doanh chỉ được gọi là quá trình kinh doanh.
* Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
+ Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu cầu thị trường; thị trường cần gì?
+ Xem xét khả năng cung cấp của doanh nghiệp: biết mình biết ta trăm trận trăm thắng;
+ Chuẩn bị một cách đồng bộ các yếu tố đầu vào để thực hiện quyết định sản xuất: Lao động, tài nguyên, máy móc, kỹ thuật công nghệ, vật tư…
Ví dụ: Một doanh nghiệp mua một dây truyền sản xuất cần mặt bằng là 50m2 trong khi đó mặt bằng của doanh nghiệp chỉ có 30m2, như vậy về phải cắt đi hay sao? điều đó không thể được. Hoặc một dây truyền hiện đại lại sử dụng lao động chưa qua đào tạo dẫn đến sự bất hợp lý. Bởi vậy, doanh nghiệp phải chuẩn bị đồng bộ các yếu tố đầu vào.
+ Tổ chức tốt quá trình phối hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Trong các yếu tố đầu vào thì lao động là yếu tố quyết định. Phân công lao động: Lao động sản xuất trực tiếp, lao động gián tiếp.
Ví dụ: một người có chuyên môn kế toán lại phân công họ vào nấu bếp còn
lại vừa lãng phí nguồn nhân lực. Đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có sự tổ chức và phối hợp tốt.
+ Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ và thu tiền về cho doanh nghiệp. Chào hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Thu tiền về cho doanh nghiệp là một vẫn đề hết sức quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp vì đồng vốn luân quay vòng và doanh nghiệp hoạt động không chỉ với vốn tự có mà nó còn phaỉ cùng với vốn vay. Bởi vậy nếu quá trình thu tiền về chậm thì hệ số quay vòng vốn lâu ảnh hưởng đến doanh thu là lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại - dịch vụ
+ Nghiên cứu thị trường để quyết định mua bán hàng hoá theo nhu cầu của thị trường.
+ Xem xét khả năng cung cấp của doanh nghiệp
+ Mua hàng hoá và dịch vụ để cung cấp (nhập): mua ở đâu, giá nào, phương thức vận chuyển, thanh toán, chất lượng, cam kết khác: hàng xấu hỏng có trả lại được không. Các dịch vụ chăm sóc trước trong và sau bán hàng.
+ Bảo quản, chế biến, đóng gói, làm đẹp sản phẩm.
Ví dụ: Có hai bó hoa một thì trang trí, một thì không, bó hoa trang trí thì giá
trị bó hoa được nâng cao và đương nhiên giá bán bó hoa đó cũng sẽ cao hơn mang lại lợi nhuận cao cho DN. Vì vậy làm đẹp sản phẩm là một công việc khá quan trong đối với DN thương mại – dịch vụ.
+ Tổ chức tốt việc bán hàng và thu tiền về cho doanh nghiệp
* Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ
+ Nghiên cứu thị trường, xem nhu cầu, khả năng tiêu thụ, vay gửi nội tệ và ngoại tệ để từ đó quyết định lượng tiền mua bán và cho vay, quyết định về thời hạn cho vay.
+ Quy định các thủ tục cần thiết về việc mua bán, vay gửi để đảm bảo tuyệt đối an toàn và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể xảy ra.
+ Tổ chức việc mua bán, vay gửi theo thời gian quy định, cập nhật thông tin, tính toán lãi suất theo quy định.
tra việc thực hiện các quy định của khách hàng.
+ Phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro trong kinh doanh.
Như vậy, quá trình kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tổng hợp của rất nhiều nhân tố; chính trị, kinh tế, kỹ thuật, tổ chức tâm lý xã hội. Muốn cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao phải giải quyết đồng bộ các biện pháp để đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất, trong đó nhân tố có vai trò quyết định trong nền kinh tế thị trường, nhưng không được coi nhẹ các nhân tố xã hội, đặc biệt là các nhân tố theo định hướng xã hội chủ nghĩa.