Cung lao động là lượng thời gian mà người lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tương ứng với các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
Như vậy, thời gian làm việc của người lao động phụ thuộc vào mức tiền lương. Tuy nhiên, mỗi các nhân đều có 24 giờ mỗi ngày, không ái có thể cung lao động cả 24 giờ mỗi ngày. Mọi người đều có mục đích khác nhau chứ không chỉ mục đích bán các dịch vụ lao động của mình trên thị trường. Mức cung lao động cũng như mức cung của hàng hoá và dịch vụ, thông thường sẽ tăng lên khi giá của nó tăng lên.
w
(MRPL)
DL = MRPL
Hình 6.3 Cung lao động
Với mức lương w1 lượng cung ứng lao động là Q1 (điểm A), tại mức lương
cao hơn w2 công nhân muốn làm việc nhiều giờ hơn mỗi tuần nghĩa là họ muốn
cung một lượng nhiều hơn Q2. Lượng lao động được cung cấp là số giờ mà mọi
người làm việc và sẽ tăng lên khi mức lương tăng lên. Nhưng liệu con người có muốn tối đa hoá tổng số tiền công của họ không? Nếu như vậy họ sẽ phải làm việc tăng ca. Trên thực tế là không như vậy mà nó còn chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố khác.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động:
- So sánh giữa lợi ích của lao động và lợi ích của việc nghỉ ngơi: Nếu như lợi ích từ lao động lớn hơn lợi ích của việc nghỉ ngơi thì người lao động sẵn sàng cung ứng một số giờ lao động nhiều hơn và ngược lại. Cung lao động tăng làm đường cung lao động dịch chuyển sang phải.
Ví dụ: ngày nghỉ hai chị rủ em gái về quê nhưng em gái tháy việc về quê
không đem lại lợi ích kinh té bằng việc ở lại làm thêm nên quyết định chọn làm việc vào ngày nghỉ.
- Áp lực kinh tế: Để thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần tức con người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ đòi hỏi phải có thu nhập để đáp ứng, vì vậy con người
W (đồng/giờ) w1 B w2 A 0 Q1 Q2 L (giờ/tuần)
có nhu cầu lao động thực sự, thậm chí thời gian nghỉ ngơi của chúng ta cũng thường được sử dụng rất có giá trị.
- Áp lực tâm lý xã hội: Các khía cạnh xã hội của lao động đã giải thích tại sao phần lớn lao động yêu thích công việc của họ và có nhiều trường hợp con người đã làm việc tình nguyện ngay cả khi họ không cần đến thu nhập.
- Bị ràng buộc bởi thời gian: trong một ngày người ta có thể làm việc và nghỉ ngơi. Không ai làm việc toàn bộ thời gian, thay vào đó người ta sử dụng một phần thời gian cho nghỉ ngơi. Điều đó có nghĩa hoạt động không làm việc cũng có giá trị, một phần người ta cần nghỉ ngơi để phục hồi khả năng lao động, mặt khác cũng muốn có thời gian để giải trí, thư giãn,…