Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 44 - 47)

Khi giá cả không bằng với mức giá cân bằng, chúng có thể sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức giá cân bằng đó.

- Với mức giá nhỏ hơn mức giá cân bằng trên thị trường, mức thu lợi nhuận đối với nhà sản xuất sẽ giảm xuống và các nhà sản xuất sẽ ít có mong muốn cung cấp hàng hoá cho thị trường (theo luật cung). Đồng thời, khi giá thấp hơn giá cân bằng càng nhiều sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng mua nhiều hàng hoá (theo luật cầu) và do đó khoảng cách giữa cung và cầu càng lớn, gây nên sự thiếu hụt trên thị trường.

Thiếu hụt của thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở một mức giá nào đó. Nói một cách khác đó là sự thặng dư của cầu.

Ở ví dụ trên ta thấy ở mức giá 100.000đ/phòng thì lượng cung là 5 phòng còn lượng cầu là 16 phòng, như vậy lượng thiếu hụt là 16 - 6 = 11(phòng)

- Với mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường, người sản xuất sẽ mong muốn cung nhiều hàng hoá hơn (theo luật cung). Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ giảm bớt cầu của mình (theo luật cầu). Và như vậy, khoảng cách giữa cung và cầu càng lớn, lúc đó sẽ xuất hiện dư thừa trên thị trường.

Sự dư thừa của thị trường là kết quả của việc cung lớn hơn cầu ở một mức giá nào đó. Nói cách khác đó là sự thặng dư của cung.

Ở ví dụ trên ta thấy: ở mức giá 250.000đ/phòng, lượng cầu là 10phòng, lượng cung là 14phòng, như vậy lượng dư thừa cung là 14 - 10 = 4(phòng)

Như vậy, điều mà chúng ta quan sát thấy là bất cứ lúc nào giá cả thị trường cao hơn hoặc thấp hơn giá cân bằng thì sẽ xuất hiện dư thừa hoặc thiếu hụt.

Để khắc phục hiện tượng dư thừa và thiếu hụt này, người bán và người mua phải thay đổi hành vi của họ để đạt tới mức giá cân bằng.

* Sự điều chỉnh của thị trường

Nếu giá khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và người sản xuất sẽ có động cơ để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng. Có thể minh họa bởi hình 2.14.

Trở lại với ví dụ về cung- cầu nhà ở cho sinh viên, ta thấy: Nếu giá ban đầu thấp hơn giá cân bằng, người thuê nhà sẽ muốn thuê nhiều hơn lượng mà các chủ nhà cho thuê. Khi giá là 100.000đ/phòng những người cho thuê nhà chỉ muốn cung một lượng là 5phòng trong khi người thuê muốn thuê 16phòng. Ở đó, thị trường ở trạng thái mất cân bằng (thiếu hụt cung do lượng cung nhỏ hơn lượng cầu). Thiếu hụt một lượng là 16 - 5 = 11phòng. .Cũngở mức giá 100.000đ/phòng một số người may mắn sẽ thuê được nhà với giá đó. Nhiều người khác không thể tìm được người cho thuê với mức giá ấy, họ có thể sẽ làm gì? Một vài người trong số họ có thể sẵn sàng trả mức giá cao hơn mức giá 100.000đ/phòng để được thuê nhà . Tương tự như vậy, những chủ nhà nhận ra những thuê có thể sẽ trả giá cao lên, nên giá sẽ có

xu hướng tăng lên cao hơn mức giá 100.000đ/phòng. Những hành động như vậy

của người thuê nhà và người cho thuê nhà sẽ làm cho giá thị trường tăng lên. Khi giá thị trường tăng lên, lượng nhà cho thuê cũng tăng lên (theo luật cung), và lượng người thuê nhà sẽ giảm xuống (theo luật cầu). Sức ép tăng giá này sẽ tiếp tục tới khi giá đạt mức cân bằng là 200.000đ/phòng.Tại đó sẽ không còn tình trạng thặng dư cầu.

Hình 2.14: Điều chỉnh giá về điểm cân bằng thị trường

P S

300 E

0 12 Q

Ngược lại, nếu lúc đầu giá cao hơn giá cân bằng thì chủ nhà sẽ muốn cho thuê nhiều hơn lượng người tiêu dùng muốn thuê. Hình 2.13 khi giá là 300.000đ/phòng thì người cho thuê sẽ cung cho thị trường 18 phòng nhưng người thuê lại chỉ thuê một lượng 8 phòng. Tạiđó, thị trường mất trạng thái cân bằng, cung vượt ta gọi đây là thặng dư cung. Tất nhiên, trong trường hợp này không phải tất cả các chủ nhà đều cho thuê được hết số lượng nhà như mong muốn. Thay vì phải chi thêm các khoản chi phí trông coi, các chủ nhà sẽ giảm giá thuê để thu hút thêm khách hàng. Giá sẽ giảm dần xuống tới mức cân bằng 200.000đ/phòng. Khi giá giảm người tiêu dùng sẽ thuê nhiều hơn và tại đó dư thừa sẽ mất đi và không còn sức ép giảm giá nữa. Vậy:

- Khi thị trường xuất hiện tình trạng dư cung, giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống. Khi giá giảm có hai tác động ngược chiều: lượng cầu về hàng hoá tăng lên và lượng cung về hàng hoá giảm, lượng dư cung giảm dần.

- Khi thị trường xuất hiện tình trạng dư cầu, giá cả hàng hoá có xu hướng tăng lên. Khi giá tăng có hai tác động ngược chiều: lượng cầu về hàng hoá giảm xuống và lượng cung về hàng hoá tăng , lượng dư cầu giảm dần.

- Giá cả hàng hoá tăng, giảm và có xu hướng vận động tới điểm cân bằng xác định giá cân bằng trên thị trường. Khi giá thị trường bằng với giá cân bằng người bán sẽ không còn lý do để thay đổi giá vì họ đã bán được số lượng hàng hóa mà họ muốn, người mua đang mua với số lượng họ cần, vì thế không có áp lực nào từ phía người mua để thay đổi giá cả.

Tóm lại, tại bất cứ mức giá nào khác giá cân bằng, hoặc người tiêu dùng hoặc người bán sẽ không thể mua hoặc bán một lượng hàng hoá mà họ mong muốn. Họ sẽ

hành động để thay đổi giá, làm cho giá trở về trạng thái cân bằng. Mức giá cân bằng đó là do thị trường xác định, tại đó sẽ không có hiện tượng thặng dư cung hoặc thặng dư cầu.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 44 - 47)