Đường ngân sách và đường bàng quan

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 64 - 69)

Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng, có thể giải thích bằng đường ngân sách và đường bàng quan.

3.2.2.1. Đường ngân sách (đường giới hạn khả năng tiêu dùng)

Ngân sách là những dự tính về chi tiêu và những khoản trang trải cho việc chi tiêu ấy của hộ gia đình, của một doanh nghiệp hay của một quốc gia.

Sự lựa chọn của người tiêu dùng được quyết định bởi nhân tố khách quan là thu nhập và giá cả: và nhân tố chủ quan là sở thích của người tiêu dùng. Đường ngân sách thể hiện sự ràng buộc vào ngân sách và giá cả của người tiêu dùng hàng hoá. Nó chia không gian lựa chọn thành hai miền: Tập hợp có thể đạt được và tập hợp không thể đạt được; và thể hiện tất cả các sự kết hợp có thể có để lựa chọn hai hàng hoá X và Y.

Đường ngân sách là đường biểu diễn các phương án kết hợp tối đa về hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được với mức thu nhập và mức giá cả nhất định.

Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập là 80$/tháng để chi tiêu cho việc mua quần áo (X) và mua gạo (Y). Giá của X = 2$/ĐV, giá của Y là1$/ĐV, giả sử không tiết kiệm không đi vay.Ta có số liệu sau:

Bảng 3.5 Cơ hội của người tiêu dùng

Phương án Quần áo (X) (ĐV) Lương thực (Y) (ĐV) Tổng chi ($)

A 40 0 80

B 30 20 80

C 20 40 80

D 10 60 80

E 0 80 80

Nhìn bảng ta thấy: ở dòng cuối cùng nếu người này chi tiêu toàn bộ thu nhập của mình cho lương thực thì người đó có thể mua 80ĐV nhưng lại không có bất kỳ khả năng nào để có thể mua một ĐV quần áo. Dòng thứ hai, một kết hợp tiêu dùng khác có thể xảy ra: 30ĐV quần áo và 20ĐV lương thực. Và tương tự như vậy, mỗi

phương án tiêu dùng đều có chi phí là 80$.

Thể hiện các khả năng lựa chọn trên đồ thị chúng ta có đường ngân sách:

Hình 3.4 Đường ngân sách

Y 80

Đường ngân sách

0 40 X

Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập, giá cả hàng hoá và số lượng hàng hoá chúng ta có thể xây dựng phương trình đường ngân sách có dạng:

NS = x*Px + y*PY

Hay: y = NS/ PY - (PX/ PY)*x Trong đó: NS: ngân sách tiêu dùng PX: giá cả hàng hoá X PY: Giá cả hàng hoá Y x: số lượng hàng hoá X y: số lượng hàng hoá Y - Đặc điểm của đường ngân sách:

+ Đường ngân sách luôn luôn cắt hai trục toạ độ: cất trục tung tại toạ độ (0; NS/PY) và cắt trục hoành tại điểm (NS/PX,0).

+ Đường ngân sách chia không gian lựa chọn của người tiêu dùng thành hai miền, miền có thể thực hiện được và miền không thể thực hiện được.

+ Những điểm nằm trên đường ngân sách cho phép người tiêu dùng lựa chọn những tập hợp hàng hoá đem lại độ thoả dụng tối đa.

+ Dọc theo đường ngân sách phản ánh sự đánh đổi giữa các hàng hoá theo một tỷ lệ cố định và nó chính là độ dốc của đường ngân sách bằng - PX/PY (do đường giới hạn ngân sách dốc xuống nên độ dốc của nó là một số âm).

- Tác động của thu nhập đối với sự thay đổi của đường NS

Khi thu nhập tăng lên làm cho đường ngân sách dịch chuyển ra ngoài song song với đường ngân sách ban đầu với điều kiện các yếu tố khác không đổi: giá cả, sở thích… và ngược lại.

3.2.2.2. Đường bàng quan (đường đồng lợi ích)

Chúng ta thấy sở thích của người tiêu dùng có tính chất hoàn chỉnh: người tiêu dùng có thể sắp xếp và xếp loại các hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Có hai hàng hóa A và B, khi lựa chọn thì có ba khả năng xảy ra: - Người tiêu dùng thích hàng hóa A hơn hàng hóa B

- Người tiêu dùng thích hàng hóa B hơn hàng hóa A.

- Người tiêu dùng coi hàng hóa A và B là như nhau. Tức là lúc này, người tiêu dùng bàng quan với hàng hóa A và B.

Đường bàng quan là đường thể hiện những kết hợp trong việc lựa chọn hai loại hàng hóa và tất cả những sự kết hợp đó đều mang lại một số lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng.

Hay: Đường bàng quan là đường tập hợp tất cả điểm có cùng độ thoả dụng. Ví dụ : Giả sử có các giỏ hàng hoá là quần áo và lương thực khác nhau được tập hợp trong biểu 3.6 sau:

Giỏ Quần áo (đv) - X Lương thực (đv) - Y

A 1 6

B 2 3

C 3 2

D 4 1,5

Cả bốn giỏ hàng hóa: A, B, C, D: Quần áo và lương thực cùng tạo ra một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng, tức là các giỏ hàng hóa đều tốt như nhau lúc này bạn hoàn toàn có thể nhận giỏ hàng nào cũng được trong số 4 giỏ hàng đó như vậy là bạn hoàn toàn bàng quan với nó.

Thể hiện sự phối hợp này trên đồ thị, với trục tung là lương thực, trục hoành là quần áo ta có đường bàng quan U0.

Hình: 3.5 Đồ thị đường bàng quan Y U1 U0 0 X

Sở thích của người tiêu dùng được mô tả bằng một tập hợp các đường bàng quan tương ứng với các mức thoả mãn khác nhau (ví dụ các đường U0, U1...).

Chúng ta có tỷ lệ thay thế cận biên hàng hóa y cho hàng hoá x là lượng tối đa hàng hóa X mất đi để có thêm một đơn vị hàng hóa Y:

MRSx/y = -∆y/∆x = MUX/MUY (để MRS > 0 thì có dấu (-) vì ∆y và ∆x ngược dấu).

* Các đặc tính của đường bàng quan

- Dọc theo đường bàng quan độ thoả dụng đối với người tiêu dùng không đổi. - Đường bàng quan có dạng hypebol dốc xuống thể hiện sự đánh đổi giữa hai hàng hoá (Trong hầu hết các trường hợp, người tiêu dùng thích cả hai hàng hoá. Do vậy, nếu lượng hàng hoá này giảm thì lượng hàng hoá kia phải tăng lên nhằm làm cho mức độ thoả dụng của người tiêu dùng không thay đổi. Vì lý do này mà hầu hết các đường bàng quan đều dốc xuống).

- Độ dốc của đường bàng quan có giá trị bằng MRSx/y = -∆y/∆x = MUX/MUY - Các đường bàng quan cao hơn (xa gốc tọa độ hơn) được ưa thích hơn những đường bàng quan thấp hơn (gần gốc toạ độ hơn): Người tiêu dùng thường ưa thích hàng hoá nhiều hơn so với một hàng hoá ít hơn. Sự ưa thích này đối với lượng hàng hoá lớn hơn được biểu thị bằng đường bàng quan như hình 3.5 cho thấy, các đường bàng quan cao hơn biểu thị lượng hàng hoá lớn hơn so với những đường bàng quan thấp hơn. Do vậy, người tiêu dùng thích ở trên những đường bàng quan cao hơn).

- Các đường bàng quan không cắt nhau: (Tại sao không cắt nhau?: Giả sử hai đường bàng quan cắt nhau như trong hình 3.6

Do điểm A nằm cùng trên một đường bàng quan với điểm B nên hai điểm này đem lại mức thoả dụng như nhau. Hơn nữa, điểm B cũng cùng nằm trên đường bàng quan với điểm C, nên hai điểm này làm cho người tiêu dùng thoả mãn như nhau. Song kết luận này lại hàm ý điểm A và điểm C có độ thoả dụng như nhau, mặc dù tại điểm C cả hai loại hàng hoá càng nhiều hơn. Điều này mâu thuẫn với giả thiết người tiêu dùng luôn ưa thích nhiều hàng hoá hơn so với ít hàng hoá. Do vậy, các đường bàng quan không cắt nhau).

Hình 3.6 Giả sử hai đường bàng quan cắt nhau Y •C A • • B U1 U2 0 X Kết luận:

- Điểm tiêu dùng tối ưu mà người tiêu dùng lựa chọn cho hai hàng hoá là tiếp điểm của hai đường bàng quan và đường ngân sách và nó thoả mãn hệ phương trình:

Px MUx

= MUyPy NS = x*PX + y*PY

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vi mô khoa công nghệ thông tin (Trang 64 - 69)