5.3.3.1. Sản lượng độc quyền
Cũng như bất kỳ nhà sản xuất nào, nhà độc quyền cố gắng sản xuất ra sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa dựa trên nguyên tắc xác định mức sản lượng tại đó ở đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC).
Nếu như trong cạnh tranh hoàn hảo đường doanh thu biên là đường cầu thì ở độc quyền đường doanh thu cận biên khác với đường cầu của hãng (giá bán).
Hình 5.5: Xác định sản lượng và giá của độc quyền P MC AC P* C E D A 0 Q1 Q* Q2 Q
Nhìn hình vẽ ta thấy: MR cắt MC tại A, điểm này cho biết mức sản lượng cần sản xuất là Q* và người tiêu dùng sẵn sảng trả P* để mua mỗi đơn vị sản phẩm đó.
- Tại sao Q* là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, để rõ hơn về vấn đề
này chúng ta hãy xem giả định định sau:
+ Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng Q1 < Q*. Trường hợp này ta thấy: MR >MC, nếu tăng thêm một đơn vị sản lượng thì doanh thu tăng thêm sẽ lớn hơn chi phí tăng thêm và lợi nhuận tăng. Vậy, khi MR > MC doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng. Trường hợp này ta thấy: MR >MC, nếu tăng thêm một đơn vị sản lượng thì doanh thu tăng thêm sẽ lớn hơn chi phí tăng thêm và lợi nhuận tăng. Vậy, khi MR > MC doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản xuất nhiều đơn vị sản lượng.
+ Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất tại mức sản lượng Q2 > Q*. Trường hợp này MR < MC. Doanh nghiệp cắt giảm sản xuất một đơn vị, chi phí tiết kiệm được sẽ lớn hơn phần doanh thu mất đi. Vậy, khi MR < MC thì doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách cắt giảm sản xuất.
+ Cuối cùng mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (Q*) được xác định tại giao điểm của đường MR và đường MC, có nghĩa là khi MR = MC.
Có gì khác trong quy tắc lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền: Thực chất chỉ là mối quan hệ giữa một bên là giá cả, còn bên kia là MR và MC. Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp độc quyền: P > MR = MC
5.3.3.2. Lợi nhuận của nhà độc quyền
Tổng lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí Hay π = TR – TC = (P* – AC)Q*
Nhà độc quyền luôn thu được lợi nhuận cao hơn bằng hai biện pháp: - Giảm lượng cung làm cho thị trường khan hiếm do đó giá sẽ tăng. - Nâng giá bán
Lợi nhuận là diện tích hình chữ nhật CEDP*.
Tóm lại, đường doanh thu cận biên và chi phí cận biên giúp nhà độc quyền xác định được sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa. Còn đường cầu thị trường cho biết giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua sản phẩm đó. Nhà độc quyền sẽ căn cứ vào đường cầu để định giá cho sản phẩm của mình.
5.3.3.3. Nguyên tắc định giá bán của nhà độc quyền
Để có lợi nhuận tối đa nhà độc quyền bán phải sản xuất mức sản lượng mà tại đó MR = MC Ta có: MR = ∆TR/∆Q = ∆(PQ)/∆Q = (P∆Q +Q∆P)/∆Q = P + Q Q ∆ ∆Ρ = P(1 + Ρ Q x Q ∆ ∆Ρ ) = P(1 + 1/ED) Mà MR = MC nên P(1 + 1/ED) = MC hay P =
D E MC
1 1+
- Giá độc quyền lớn hơn chi phí biên (P > MC)
5.3.3.4. Sức mạnh độc quyền
Trong điều kiện độc quyền, lợi nhuận càng lớn thì làm cho nhà độc quyền càng có lợi hơn nhưng nó lại làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại. Phần thiệt hại do nhà độc quyền gây ra cho xã hội gọi là phần mất không. Đây là hậu quả của việc thực hiện sức mạnh độc quyền, nó được đo bằng chỉ số Lernerr:
L =
P MC P−
5.3.3.5.Mất không từ sức mạnh độc quyền
Vì sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên ta dễ thấy người tiêu dùng bị thiệt hại còn nhà sản xuất thì được lợi. Nhưng nếu coi phúc lợi của người tiêu dùng và của người sản xuất như nhau thì cả người tiêu dùng và cả người sản xuất tính thành một tổng thể sẽ không được lợi bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Có thể thấy điều này khi so sánh thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được tạo ra trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và trong ngành độc quyền bán.
Hình 5.6 Mất không từ sức mạnh độc quyền
Nhìn hình vẽ ta thấy: nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì giá và sản lượng sẽ là Pc và Qc. Nếuthị trường là độc quyền bán thì giá và sản lượng là Pm và Qm. Như vậy, so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì thị trường độc quyền bán tạo ra phúc lợi ít hơn một phần thặng dư tiêu dùng (diện tích A) và thặng dư sản xuất (diện tích B) bị mất do chỉ sản xuất ở mức sản lượng Qm.. Phần phúc lợi bị mất gọi là mất không (Diện tích A + diện tích B) hay là tổn thất xã hội.
Đối với độc quyền không xác định được đường cung vì nhà độc quyền định giá bán cho từng người là khác nhau.