Biểu tượng Tuyết

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong thơ haiku của matsuo basho (Trang 59 - 65)

MỘT THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG PHONG PHÚ, ĐA DẠNG TRONG THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO

2.2.2. Biểu tượng Tuyết

Xuất hiện 8 lần trong 180 bài thơ, biểu tượng tuyết gúp phần đem tới cảm quan thiờn nhiờn riờng biệt trong thơ Haiku Basho. Đồng thời,nú cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu trưng sõu sắc.

Trong truyền thống văn học, thơ ca Nhật Bản, nhất là thơ Haiku, tuyết là một "quý ngữ" (kigo) gắn liền với mựa đụng. Thơ Nhật Bản chọn ba biểu tượng "tam tuyệt" của thiờn nhiờn thỡ một trong ba biểu tượng ấy là tuyết: Trăng - Hoa - Tuyết.

Trước hết, tuyết tượng trưng cho sự thanh sạch. Bởi tuyết màu trắng, lại chắt lọc từ trời nờn bản thõn nú chưa vướng cỏi bụi bặm của thế giới đời thường. Núi một cỏch húm hỉnh như nhà thơ Nguyễn Duy của chỳng ta, tuyết mang cỏi đẹp nừn nà của "bụi trinh bạch đấy trời vừa rõy xong". Vẻ đẹp của tuyết toỏt lờn sự sỏng trong, thuần khiết, thanh tao. Đõy cú lẽ cũng là lý do giải thớch tại sao người quõn tử xưa thường vớ sự trong sạch của bản thõn mỡnh với tuyết. Basho cũng yờu tuyết trờn những phẩm chất, tớnh chất của nú mà người xưa đó yờu. Bằng tỡnh yờu ấy, ụng hõn hoan với sự cú mặt của tuyết trong mựa đụng đến mức núi lời tri õn, cảm tạ với tuyết:

Đỏng cảm tạ thay mựi tuyết

từ Nam Cốc

(Vĩnh Sớnh dịch)

Thi nhõn lầm lẫn chăng? Tuyết tại sao lại cú mựi, cú hương vị được? Nú là hỡnh ảnh chỉ cú thể tri giỏc, cảm nhận, chỉ cú thể ngắm nhỡn chứ làm sao lại dựng khứu giỏc để ngửi hương vị của nú? Đọc bài thơ Haiku của Basho, ta hỡnh dung như thi sĩ đang đứng trước Nam Cốc, một đỉnh nỳi phủ đầy tuyết trong mựa đụng, khoan khoỏi khớt thở hương vị trong lành, thanh sạch của tuyết trong khụng gian. Với chỳng ta, tuyết là màu trắng, tuyết là vụ vị, nhưng với Basho, tuyết là hiện thõn của cỏi Đẹp huyền diệu mà trời đất ban cho con người. Đó là cỏi đẹp, ta cú thể hõn thưởng nú theo cảm nhận của riờng ta. Bởi nguyờn lý Thiền xỏc định rằng: "Cỏi thấy biết

"như thực" là năng lực trực giỏc phỏt khởi trong trạng thỏi hiện hữu, trọn vẹn, khụng cú búng dỏng của ý thức tư lượng, phõn biệt" [31, 15]. Cũn theo nguyờn lớ của chớnh Bashụ thỡ “thơ ca chỉ sinh ra từ sự hoà điệu khi ta và sự vật trở thành một, khi ta đó lặn sõu vào trong lũng sự vật để nhỡn thấy điều gỡ đú tựa như tia sỏng mờ ảo đang ẩn giấu ở đấy…”. Bởi thế, khi tõm hồn Basho lặn ngụp trong tuyết trắng, thỡ việc thi sĩ cảm nhận tuyết mang hương vị khụng phải là điều đỏng ngạc nhiờn nữa.

Chớnh từ tỡnh yờu dành cho tuyết, tỡnh yờu dành cho thiờn nhiờn ấy, từ nhận thức sống với từng khoảnh khắc hiện tại mà biểu tượng tuyết trong thơ Haiku của Basho cũn mang nghĩa biểu trưng cho niềm khỏt vọng, khỏt khao tận hưởng cỏi đẹp, hũa mỡnh vào cỏi đẹp, vào thiờn nhiờn. Bởi khi hũa nhập vào thiờn nhiờn, con người mới thấy sự tồn tại của mỡnh khụng đơn độc, vụ nghĩa:

Hóy ra ngoài

ngắm tuyết rơi tới khi tụi trượt ngó

(Nhật Chiờu dịch)

Bằng niềm khỏt khao, con người ngỡ ngàng, sung sướng khi nhận ra thiờn nhiờn cũng cú linh hồn, cú tỡnh cảm. Thiờn nhiờn đú, màu tuyết đú luụn hiện diện bờn cạnh Basho và ụng lấy đú làm niềm khoỏi cảm trong cuộc đời người nghệ sĩ lóng du:

Đi mua gạo

vỏc chiếc bao phủ tuyết như cú khăn đội đầu

(Nhật Chiờu dịch)

Tuyết làm tấm khăn đội đầu cho Basho, một tấm khăn trong sỏng, tinh khiết, hoàn toàn chắt lọc tinh tỳy đất trời. Thiờn nhiờn quả là rất ưu ỏi với nhà thơ. Núi đỳng hơn, thiờn nhiờn hiểu được tỡnh yờu Basho dành cho nú, nờn nú khụng ngại ngần đỏp lại tỡnh cảm, tấm lũng của nhà thơ.

Cuối cựng, biểu tượng tuyết trong thơ Basho cũn mang nghĩa biểu trưng cho sức sống, cho vẻ đẹp thiờn nhiờn trong một gúc nhỡn đối cực, tương phản:

Bụng tuyết sớm

trờn chiếc cầu đang xõy dở rơi xuống

(Nhật Chiờu dịch)

Cõy cầu xõy dở xự xỡ, cứng cỏp trở thành một cỏi phụng nền tương phản để làm nổi bật vẻ đẹp thanh thoỏt của bụng tuyết đầu mựa, mong manh, nhẹ nhàng, lặng lẽ rơi xuống. Vốn dĩ cảnh tượng ấy khụnng cú gỡ đỏng chỳ ý, khụng cú gỡ đặc biệt. Nhưng lại khiến Basho hõn hoan như một sự khỏm phỏ, một sự đối lập trong cỏi hũa hợp mà thế giới thiờn nhiờn mang đến cho ụng. Chớnh cỏi đẹp mơ hồ, hư ảo của tuyết trắng kia làm hỡnh ảnh cõy cầu xõy dở trở nờn bớt đi vẻ thụ rỏp. Thiờn nhiờn trong những bài Haiku của Basho là vậy, luụn biểu trưng cho một sức sống, một sự tương giao đến mức ta ngỡ rằng chỳng cú linh hồn.

Thơ ca Nhật Bản trước Basho, trong những bài Tanka đó khụng thiếu những nhà thơ sử dụng biểu tượng tuyết để khỏm phỏ và tỏi hiện thế giới. Ở những bài thơ đú, tuyết biểu trưng cho vẻ đẹp của thiờn nhiờn trong mựa Đụng lạnh giỏ, và vẻ đẹp của tuyết được đặt trong quan hệ tương tỏc với biểu tượng nỳi Fuji (Phỳ Sĩ). Người Nhật Bản dựng biểu tượng ngọn nỳi Fuji phủ đầy tuyết trắng làm ý nghĩa biểu trưng cho sự hiện diện của thần linh, của vị thần tự nhiờn theo tư tưởng Sinto (Thần đạo). Chẳng hạn, nhà thơ Akihito viết về tuyết trong sự tụn sựng dành cho thế giới thiờn nhiờn, cho đỉnh Fuji hựng vĩ: Từ biển bờ Tagụ Ta nhỡn lờn nỳi Fuji ơi Một màu trinh bạch 1

Tuyết buụng xuống đời.

(Nhật Chiờu dịch)

Đặc biệt, trước Matsuo Basho, cú một nhà thơ nữ đó viết những bài thơ rất hay về tuyết, dựng tuyết như một biểu tượng để chuyển tải tõm hồn mỡnh. Nàng tờn là Izumi Shikibu (974 - 1040). Trong thơ nàng, tuyết khụng những biểu trưng cho thời gian mựa Đụng mà nú cũn biểu trưng cho thời gian đời người, cho những cảm thức đầy tờ tỏi về quy luật sinh - lóo:

Mỗi mựa đụng tụi thấy Tuyết kia trở lại

Mới tinh, trắng ngần Cũn tụi tờ tỏi

Già từng mựa đụng

(Nhật Chiờu dịch)

Bài thơ cho thấy Izumi là con người hết sức nhạy cảm. Nàng nhận ra trong cỏi tuyết trắng tinh khụi của mựa đụng cú hỡnh ảnh của thời thiếu nữ, của tuổi trẻ, của những ngày thanh xuõn. Bụng tuyết mang vẻ đẹp thanh tõn cũng như người phụ nữ cú một thời thanh khiết và trẻ trung. Nhưng tuyết mỗi năm một lần trở lại, vẫn đẹp và mới tinh, trắng ngần như thế. Cũn người phụ nữ, mỗi năm một lần ngắm tuyết, nhận ra sự già nua đến rừ hơn. Bài Tanka của Izumi nhắc cho ta nhớ đến cảm giỏc tờ tỏi của nữ sĩ Hồ Xuõn Hương khi bà nhắc đến vũng quay của mựa xuõn đi rồi lại đến:

Ngỏn nỗi xuõn đi xuõn lại lại Mảnh tỡnh san sẻ tớ con con

(Tự tỡnh II)

Phải chăng đó là người phụ nữ thỡ cho dự ở dõn tộc nào, thời đại nào cũng luụn tỡm được sự đồng điệu trong những cảm nhận về cỏi ngắn ngủi của tuổi trẻ với cỏc bất biến, vĩnh hằng của tự nhiờn?

Như vậy, cú thể thấy rằng: biểu tượng tuyết đó được sử dụng rất nhiều trong văn học Nhật. Trước Basho, đó cú nhiều nhà thơ thành cụng trong

việc dựng biểu tượng này làm phương thức biểu đạt cho thơ ca của họ, đến mức, hỡnh ảnh họ được gắn liền cựng với biểu tượng đú. Như Izumi là một vớ dụ. Hơn ba trăm năm từ khi nàng từ biệt cuộc sống, Zeami (1364 – 1443), một thiờn tài sõn khấu kịch Nụ, hết lời ca ngợi nàng và dựng chớnh biểu tượng tuyết để gọi tờn nàng:

Như bụng tuyết bay đầy trời Thanh danh nàng

Trờn những cỏnh hoa mộng tưởng Đó bay về trờn mọi nẻo đời

(Nhật Chiờu dịch)

Tuy nhiờn, qua những vần thơ Haiku của Basho, một lần nữa, biểu tượng tuyết lại được bổ sung thờm những lớp nghĩa biểu trưng mới. Nú khụng chỉ tượng trưng cho mựa đụng mà cũn là biểu tượng của sự sống, của cỏi đẹp, của những khoảnh khắc nhiệm màu khi tõm hồn con người giao cảm với tạo vật. Cỏi nhỡn của Bashụ về tuyết là cỏi nhỡn của một Thiền sư biết trõn trọng những giõy phỳt thực tại. Nếu Izumi tỏi tờ khi nhỡn tuyết vỡ nú xoỏy sõu vào nàng cảm giỏc về tuổi già, về sự mất mỏt những thỏng năm đẹp đẽ, thỡ Bashụ lại nhỡn tuyết bằng cỏi nhỡn đầy hõn hoan. Thậm chớ, cú thể núi đú là một cỏi nhỡn vụ cựng hồn nhiờn:

Cời lửa lờn đi

Mún quà của tụi rất tuyệt Quả cầu tuyết đõy

(Nhật Chiờu dịch)

Ai đú đó từng núi: thi sĩ nhỡn đời bằng cặp mắt của trẻ thơ. Bởi chỉ với cặp mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lờn sống động, đầy mới lạ. Basho đó nhỡn bụng tuyết bằng cặp mắt bỡ ngỡ, đầy thớch thỳ ấy của một đứa trẻ, nờn quả cầu tuyết quen thuộc trở thành "mún quà, mún đồ chơi tuyệt diệu" mà đất trời ban cho thi sĩ, cho con người.

Và chớnh bằng những ý nghĩa biểu trưng mới mà thơ Haiku của Basho mang đến, biểu tượng tuyết một lần nữa lại được tỏi sinh trong thơ, được đào sõu, phỏt triển để định hỡnh giỏ trị của nú trong nền thơ ca Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong thơ haiku của matsuo basho (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w