Đặc điểm của diễn ca lịch sử

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 73 - 76)

Trong lịch sử văn học, thể loại diễn ca lịch sử được biết đến với các tác phẩm tiêu biểu là Thiên Nam ngữ lụcĐại Nam quốc sử diễn ca.

Thiên Nam ngữ lục là tập diễn ca lịch sử Việt Nam viết bằng chữ

Nôm, xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XVII, gồm 8.136 câu thơ lục bát, và 31 bài vừa thơ vừa sấm ngữ viết bằng chữ Hán và hai bài thơ Nôm thất ngôn bát cú. Thiên Nam ngữ lục đã diễn ca lịch sử nước nhà cặn kẽ, rành mạch từ thời Hồng Bàng đến hết thời Hậu Trần. Là một tập diễn ca lịch sử, Thiên

Nam ngữ lục đã thể hiện lịch sử quan của tác giả. Lịch sử quan ấy chưa

thoát khỏi hệ ý thức Nho giáo. Tác giả luôn đề cao thiên đạo, coi đạo trời quy định mọi diễn biến của lịch sử. Tác giả ca ngợi những bậc thánh đế minh vương. Quan điểm của tác giả có nhiều chỗ rất gần với quan điểm của nhân dân. Tác phẩm có nhiều đoạn nêu cao vai trò quyết định của con người đối với sự thành bại ở đời, đối với sự diễn biến của lịch sử, và khẳng định ý trời chính là lòng dân. Tác phẩm phát huy được tinh thần chống xâm lăng của dân tộc, đề cao mưu trí sáng suốt, sự hy sinh cao cả, đức tính kiên cường bất khuất và chiến công hiển hách của các vị anh hùng. Tác phẩm đồng thời còn phản ánh xã hội nước ta ngày trước với rất nhiều nét sinh hoạt phong phú, có tính chất dân gian và đậm phong vị dân tộc. Khác với nhiều tập lịch sử diễn ca khác, tinh thần dân tộc trong Thiên Nam ngữ lục

chứa đựng nhiều yếu tố nhân dân, chịu ảnh hưởng lành mạnh của truyền thuyết dã sử dân gian, đặc biệt là những truyền thuyết anh hùng.

Với tính chất diễn ca, Thiên Nam ngữ lục là một tác phẩm văn học có ý nghĩa thời đại. Tác giả không chỉ kể lại lịch sử mà là dựa vào lịch sử để

viết truyện. Tác giả đã dùng bút pháp và sở trường của văn học để tụng ca, tô điểm lịch sử.

Đại Nam quốc sử diễn ca là tập diễn ca lịch sử được coi là tác phẩm

của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, tác phẩm được soạn năm 1870, được viết bằng thể lục bát, tái hiện lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc gói gọn trong hai nghìn câu thơ. Tác giả có cái nhìn khách quan với các triều đại, đặc biệt đối với những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc, hay những cuộc khởi nghĩa của nhân dân nhằm lật đổ ách thống trị phong kiến nước ngoài thì hết lời ca ngợi. Tác giả cũng đả kích gay gắt hành động tội ác của bọn xâm lược nước ngoài, cũng như những kẻ phản bội, những vua chúa, quan lại vì lợi ích cá nhân ích kỷ mà làm hại đất nước, dân tộc.

Theo Hoàng Thiếu Sơn, “Đại Nam quốc sử diễn ca mà ta nên xem như thiên quốc thi của dân tộc Việt Nam, - như người Hy lạp đối với

Iliade, người La Mã đối với Enéide, người Đức đối với Chanson des

Niebelungen, người Pháp với Chanson de Roland, - có thể tiêu biểu cho linh

hồn già dặn của người Việt”.

Hoàng thiếu Sơn cho rằng: “Đại Nam Quốc sử diễn ca là một thiên anh hùng ca”, mặc dù lối thơ lục bát thiếu hẳn sức mạnh cần phải có trong những đoạn hùng tráng, lắm lúc điệu thơ kéo dài ra và có vẻ rền rĩ yếu đuối như những điệu vè. Tác giả lại kể những việc đã xảy ra theo thứ lớp một cách khô khan, không có lấy một đoạn tả tình, tả cảnh, khác nào một quyển sách giáo khoa đầu đề lại rộng lớn bao la quá; nhiều đoạn đáng tả dài lại thâu ngắn lại, lắm đoạn không có gì đáng thuật lại kể ra rất giông dài. Lời thơ thiếu hẳn hùng khí, giọng thơ buồn rầu man mác thì có, mạnh mẽ hiên ngang thì không. Nhiều câu có cái buồn hiền lành của ca dao: Vì ai cấm

chợ ngăn sông/ Để cho rứt nẻo quan thông đôi nhà. Nhiều câu gợi nên

những hình ảnh nhẹ nhàng: Cung đàn, tiếng địch xa xa/ Vui về non Tản, oán

ra bể Tần...Những cảm giác say sưa: Hoa tàn lại bén hơi xuân/ Giao hoan

đôi mặt hoà thân một lòng. Lắm câu tả cảnh rất linh động: Tiệc vui chén cúc

dễ thương như cả một bài thơ tình: Khi đêm đạp bóng, khi ngày ngồi chung/

Hoa đào đã dạn gió đông,/ Vua tôi phận đẹp, vợ chồng duyên may./ Chiếu

rồng ban xuống năm mây/ Mừng rằng nữ chúa ngày nay có chồng.

Đại Nam quốc sử diễn ca thiếu vẻ hùng tráng vì thiếu hẳn lòng tin.

Thi nhân không tin ở những sự hoang đường, ở những thần tích, dầu những thần tích ấy có nuôi sống tinh thần quốc gia. Cho nên kể xong tích Phù Đổng, thi nhân kết luận một cách hoài nghi: Miếu đình còn dấu cố viên,/

Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?. Thái độ của nhà thơ Tây phương trước thần thoại là thái độ của đứa trẻ cố tin những điều phi thường, thái độ của nhà thơ Đông phương là thái độ của một người đã già kinh nghiệm không còn có thể bồng bột với những điều vô căn bản, vô bằng chứng. Họ lại có thể xem thường mọi cuộc hưng vong, mọi cơn biến đổi. Tả một bậc đế vương tử trận, thi nhân chỉ có một câu lục bát: Khinh

mình vào chốn ỷ mang/ Tinh kỳ tan tác, gió sương mịt mù. Khóc một đấng

anh hùng sớm từ trần trước khi làm nên sự nghiệp cũng có một câu lục bát:

Vận đời còn chửa hanh thông/ Nước non để giận anh hùng ngàn thu!. Mừng

một vị anh quân dựng nền độc lập cho nước nhà cũng chỉ có một câu lục bát: Thiếu chi hào kiệt trong đời/ Non xanh nước biết có người kinh luân...

Cốt cách điềm đạm của nhà thơ, không phải không cảm lòng ta một cách thành thiết; nó đi thẳng vào hồn ta, nó không cố làm ta vui tai, vui mắt. Cái buồn cao thượng, cái buồn điềm đạm của thi nhân lại đưa người đến địa vị một nhà luân lý. Thiên quốc thi của chúng ta vì thế đã trở nên một cuốn sử trí chép theo thể bảo biếm của kinh Xuân thu. Và trong lúc làm phận sự của nhà luân lý, thi nhân đã cố tìm ra ở người xưa nhiều điều đáng trách hơn điều đáng khen. Những công nghiệt hiển hách, những thái độ anh hùng cũng chỉ được khen lao vắn tắt: Chương Dương một trận phòng đào/ Kìa ai cướp giáo ra vào có công/ Hàm Quan một trận ruổi rong/ Kìa ai bắt giặc truy phong còn truyền.

Việt Nam là dân tộc hành xử theo lối mà Boileau đã nhận xét: "Nên thích những điều khiển trách, không nên thích những điều tán dương”. Nhà thơ Việt, nhà sử Việt không bao giờ tán dương những anh hùng của họ. Trái lại họ không bao giờ khỉên trách những kẻ ra ngoài kiềm toả của luân lý. Họ rất dễ đau lòng trước nhân tình thế thái: Tính đi nghĩ lại xa gần/ Nhiều phần vì Trịnh, ít phần vì Lê/ Mùi giàu sang đã say mê/ Lấy ai chỉ trụ,

làm bia trong đời!. Vì những lẽ kể trên Đại Nam quốc sử diễn ca thiếu lòng

bồng bột, thiếu lòng nhiệt thành, lòng hăng hái.

Theo Hoàng Thiếu Sơn, “Nhưng ngọn lửa ấy ta thấy cháy rực rỡ lắm ở nơi khác, ở một ít vè và ở các loại văn chương mà tôi tạm gọi là văn chương quân sự và văn chương chiến tranh. Đã gọi là vè thì bao giờ cũng thiếu tính nghệ thuật. Hạnh thục ca tả trận thất thủ kinh đô Phú Xuân và bước gian nguy của vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở, trừ ít nhiều câu đau đớn, đã sa vào sự tầm thường. Bài ca ấy có thể xem là một tập sử liệu có giá trị hơn là một bài thơ hay. Trái lại Chính khí ca thì thật là một bản huyết lệ ca bi tráng, lâm ly, thống thiết trong kho thơ Việt Nam: Một cơn gió thảm mưa sầu/ Nấu nung gan sắt, giãi dầu lòng son./ Chữ trung đã rắp vuông tròn,/ Quyết đem gửi cái tàn hồn gốc cây./ Trời cao bể rộng,đất dày,/ Núi Nùng, sông Nhị nơi này làm ghi./ Thương ôi! Trong buổi lưu ly,/ Tấc riêng ai cũng thương vì người trung…Thiết tha nhẽ! Ngẩn ngơ nhường!/ Tả tơi thành quách, tồi tàn vật nhân./ Ngán thay cho cái phong trần!/ Tiếc thay cho kẻ

phong trần lắm thay!. Cử chỉ của Hoàng Tổng đốc là cả một thiên anh hùng

ca. Lời than bi thiết của nhà thơ vô danh, nay đây mai đó đủ chứng tỏ cho tấm lòng trung, đỏ như son của người” [6; 320-321].

3.3. Kịch thơ

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w