Nguồn gốc của thơ tự do

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 68 - 69)

Có người cho rằng người làm thơ mới đầu tiên là ông Nguyễn Văn Vĩnh với bài dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine, đăng trên Đông Dương tạp chí

năm 1914, số 40. Lần đầu tiên có một bài thơ quốc văn hoàn toàn theo kiểu mới, không có niêm luật, độ dài tự do, gieo vần rất lạ:

Con ve sầu, kêu ve ve Suốt mùa hè

Đến kỳ gió bấc thổi, Nguồn cơn thật bối rối...

Có người lại cho rằng "ông tổ" của thơ mới là thi sĩ Tản Đà, tác giả bài:

Non xanh xanh, nước xanh xanh, Nước non như vẽ bức tranh tình Non nước tan tành...

Có người cho rằng, với bài thơ Tình già (1932), ý kiến làm thơ ta theo thể thơ Pháp của Phan Khôi được đem ra thực hành, lúc này Thơ mới mới được coi là khởi xướng, từ đó các báo chí bắt đầu tấp nập đăng các bài thơ kiểu mới và cổ vũ cho việc quảng bá thể thơ này.

Có người cho rằng thực ra thơ mà chúng ta cho là "mới" chỉ là một thứ thơ cổ, cổ lắm: Từ khúc. Người ta bảo nếu đem bài sau này ký tên một nhà thơ mới, rồi đem đăng báo, nói là thơ mới đấy, thì ai cũng phải cho là thơ mới, sự thực nó chỉ là một bài thơ từ khúc trích trong báo "Hữu Thanh" xuất bản từ hơn 15 năm trước:

Lá liễu xanh Hoa hồng đỏ Trăng rạng đỏ

Thấp thoáng trong màn ai to nhỏ Ai to nhỏ?

Vườn xuân cỏ bầy tươi tốt Thơ xuân đầm ấm dương hoà Dan díu cùng ai lời thề thốt

Khi chơi hoa...

Lê Thanh bác bỏ ý kiến trên và khẳng định: “Tôi hãy tạm nói rằng, dầu lòng tự ái của chúng ta mạnh đến đâu, ta cũng phải công nhận rằng : Thơ tự do của chúng ta là thơ phỏng theo thể thơ Pháp; nó có giống từ khúc, giống bài Non xanh xanh, nhưng nó không phải là từ khúc, cũng không phải tự ai đã sáng tác ra nó”[6; 19-20].

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 68 - 69)