Thơ ca là hình ảnh của lịch sử

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 50 - 55)

Lịch sử Việt Nam có quan hệ mật thiết với thi ca Việt Nam, Hoàng Thiếu Sơn, cho rằng: “thi ca là phản ảnh, là hình ảnh của lịch sử” những “Thiên anh hùng ca về Võ Tánh, thiên ái quốc ca về Hoàng Diệu, bước lưu ly của vua Hàm Nghi, công cứu quốc của vua Lê Lợi đều ghi dấu vết lại trong thi ca”. Ông đưa ra giả thuyết: “một kẻ chưa bao giờ đọc đến lịch sử, chỉ đọc qua thi ca của dân tộc này cũng đủ biết rõ những lúc vinh quang, những hồi đau đớn chung của con Hồng cháu Lạc”. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Thi ca của chúng ta là những mẩu đời của nòi giống ta. Trải qua bao nhiêu thế kỷ, thi ca là những di tích ghi lại những vui buồn của cả toàn quốc qua thời gian” [6; 384]. Hoàng Thiếu Sơn cũng đồng thời cho rằng mối quan hệ thơ ca-lịch sử còn thể hiện rõ nhất qua vè và ca dao.

Ở thể vè, điều đáng chú ý mà ông phát hiện ra đó là: “những vè đối với dân tộc ta có một địa vị trọng yếu mà ta rất ít thấy ở các dân tộc khác. Bên Âu châu những vè, những bài hát dạo, những nhạc công phiêu lưu đã mất hẳn từ cuối thời trung cổ. Trái lại bên ta mãi cho đến đầu thế kỷ XX vẫn còn những nhà Nho dựa theo những việc đã xẩy ra trong xã hội để làm vè, mà có lẽ ngày nay những người xẩm, người mù vẫn luôn tự đặt hoặc được truyền khẩu những vè mới để hát dạo”[6; 334]. Bất cứ một việc gì, từ một trận chiến thắng của toàn quốc đến một câu chuyện tình của một nàng công chúa, từ sự hoán nghịch của một kẻ lộng thần đến cuộc khởi loạn của một nhà Nho, đều để lại ít nhiều dấu vết trong thi ca, trong ca dao. Mỗi lần một việc gì có tính cách công cộng xảy ra trong đoàn thể, quốc thị xúc động, ít nhiều ông đồ đại diện cho dư luận chung của toàn thể dân chúng làm nên những bài vè để phẩm bình những hành vi, cử chỉ ấy. Những vè ấy truyền tụng một thời, xong cùng với thời gian chết đi trong trí nhớ những

lớp người hậu tiến. Nhưng một ít câu hát thú vị hơn hết, đã chấp cả thời gian, sống còn lại và rơi vào địa hạt ca dao. Ví dụ như các câu:

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng - Tiếc thay cây quế giữa rừng

Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo - Ai đem con sáo sang sông

Để cho con sáo sổ lồng sáo bay!

Mọi việc xảy ra trong quốc sử đều để lại dấu vết trong ca dao, nên ca dao Việt Nam như những mẩu phim con tập hợp lại làm nên cuốn phim lớn thuật lại lịch sử dân tộc trải qua các thế kỷ.

Dấu vết của lịch sử để lại trong thi ca, phần hùng tráng nhất không phải trong các vè và ca dao, mà chính là ở trong những loại mà Hoàng Thiếu Sơn gọi là “văn chương chiến tranh". Bốn câu thơ ở đời Lý khi đánh Tống là những lời thơ mãnh liệt, đó là những câu thơ thể hiện một cách bi thiết quyền của một dân tộc muốn sống, quyết sống, đòi sống, cuộc sống thiêng liêng của mình. Trong những lúc tổ quốc lâm nguy, cảm hứng hay đến với người thơ một cách thiết tha hùng kiện. Lòng thương nước thương nòi bồng bột, sôi nổi trong lời thơ. Đời sống của dân tộc ta trải qua mấy mươi thế kỷ đã bao lần bị đe doạ, và mỗi lần thi ca đã được giàu thêm những trang thơ tâm huyết. Nhất là dưới đời Trần, lúc chúng ta giao binh cùng Mông Cổ, các thi nhân phần nhiều là các thượng tướng, đã để lại nhiều bài ca ái quốc. Sau trận thất bại đầu tiên trước quân cường Nguyên, Trần Nhân Tôn cảm hứng đề vào bánh lái thuyền ngự:

Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Ái do tồn thập vạn binh.

(Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ,

Thanh Nghệ đang còn chục vạn quân!)

Hai câu thơ, nhưng một bài học ái quốc qua gương thiên cổ của người xưa, và cả một chí phục thù quả quyết, một sức tự tín tràn trề. Sau khi làm nên

"chuyện Cối Kê" thứ hai, chúng ta đã không có cái tự phụ trẻ con của kẻ chiến thắng đắc chí. Vua Trần Nhân Tôn đã hoàn toàn tin ở sức phù trì của tổ tiên và hồn thiêng của Tổ quốc:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà kim cổ điện kim âu.

(Xã tắc hai phen bon ngựa đá,

Non sông một thuở vững âu vàng).

Qua chốn chiến trường sông Bạch Đằng lừng lẫy, vua Trần Minh Tông cũng chỉ nhớ đến những sĩ tử đã vì nước bỏ mình:

" Vãn vân kiếm kích bích toàn ngoan, Hải thận thôn triều quyển tuyết lan. Suyết địa hoa điền xuân vũ tế, Hám thiên tùng lãi vãn phong hàn. Sơn hà kim cổ song khai mãn, Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan. Giang thuỷ đình hàm, tàn tật ảnh, Thác nghi chiến huyết vị tằng can!" (Vờn mây gươm đá biếc chơi vơi, Trắng xoá lầu trai, sóng lụt trời. Hoa đất thêu xuân, mưa ngớt hạt, Thông chiều thổi sáo, lạnh buông hơi. Non sông kim cổ: đôi tròng mở! Hồ Việt hơn thua: một dựa chơi! Vun rắc ánh tà, sông lấp loáng,

Ngỡ màu chinh chiến máu đang phơi!).

Trong khi khải ca, cũng chỉ ngân lên bao điệu trung quân ái quốc, tuyệt không có một giọng tự đắc tầm thường:

"Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Vạn cổ thử gian san"

( Cướp giáo bến Chương Dương, Bắt giặc ải Hàm Tử.

Thái bình rán sức nha! Giang sơn ấy muôn thuở).

Tướng quân Phạm Ngũ Lão, đã thuật hoài chí khí của mình một cách điềm tĩnh và thâm thuý:

Hoành sóc giang san cáp kỷ thâu, Tam quân tì hổ khí thôn ngâu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. ( Ngọn giáo non sông trải mấy thâu, Ba quân hùng hổ át sao Ngâu. Công danh nếu để còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyênh Vũ Hầu).

Hoàng Thiếu Sơn cho rằng: “Lịch sử không phải chỉ dệt toàn những cuộc chiến thắng. Còn biết bao lúc tang thương, biết bao hồi đau đớn. Mỗi lần triều đại thay đổi, mỗi lần có kẻ gian thần thoán nghịch, quốc thị phản động, chí sĩ phản đối, thi ca lại được dịp giàu thêm những điệu phẫn uất phi thường, những lời khảng khái vô song. Thi nhân Việt Nam không vênh vang trước chiến thắng, trái lại họ rất hùng hổ trước những sự bại tục, đồi phong”[6; 339].

Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đã phải hứng chịu bao nhiêu câu thơ phỉ nhổ của những kẻ chỉ muốn xả thân vì chúa cũ. Có kẻ bắt chước Thân Bao Tư đem huyết lệ kêu gào dưới cửa khuyết Yên Kinh mong chờ tay ngoại quốc lập lại ngôi Trần:

"Cô thần trung hiếu hiệu tư vi, Bạt thiệp sơn xuyên thượng đế kỳ. Tuý thủ vương trì bàng huyết lệ,

Ngưỡng kỳ thánh chủ huống vô si". (Tôi trung côi cút quyết ra tay, Lặn suối trèo non mới tới đây. Thềm ngọc nát đầu chan huyết lệ,

Ngửa mong hoàng thượng cứu oan này).

Hoặc:

Trần sự lăng di vị khả kỳ,

Hàm oan bão hận hữu thiên tri.

Nam phương thần tử hoài trung nghĩa, Thệ quốc thổn khu phạt Quý Ly.

(Chưa chắc họ Trần đến nỗi này, Ngậm oan nuốt giận có trời hay, Phận tôi Nam Việt ôm trung nghĩa, Giết Quý Ly thề quyết xả thây).

Có kẻ trung thần vì lòng luyến chúa đã phải hoạ diệt vong. Trước khi chết đã để lại những câu thơ tuyệt mệnh:

Thốn đao trừ tàn thiên địa bạch, Nhất tâm báo quốc quỷ thần tri. (Chiếc dao giết giặc nêu trời đất, Một dạ thờ vua tỏ quỷ thần).

Bao nhiêu kẻ tử vì đạo là bấy nhiêu ông Văn Thiên Tường, vị tể tướng trước khi chết còn quay đầu về nước cũ mà than rằng: Mong hoá làm quyên

đem máu về [6; 336 - 341].

Theo Hoàng Thiếu Sơn, ngoài lối văn thơ hùng kiện phản ánh lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc như đã trình bày ở trên, còn một lối văn thơ khác không kém phần hùng kiện và thiết tha, đó là lối biểu tấu của các trung thần ngăn vua, can chúa và lối thơ từ giao thiệp với ngoại quốc lân bang. Tác giả nhận xét: “ Không có một nước nào mà văn chương đã dùng để phụng sự nhân sinh đắc lực như dưới trời Nam nầy. Lúc chinh chiến thơ phú dùng để khêu cao ngọn lửa ái quốc, khi thắng trận để bá cáo

xa gần, khi phủ định để khóc những kẻ vì nước bỏ mình. Những lúc thái bình, nhà thơ cũng không quên: “ái quân nhi phòng tiệm”. Hoàng Thiếu Sơn đã đã dẫn ra một số bài tiêu biểu như: “ Cũng như một người đàn bà Nguyễn Thị Bích Châu, vợ vua Trần Duệ Tông đã nói trong bài Kê minh thậpsách dâng lên đức phu quân:

Tiến vô đãi vô hoang chí giới, Cao Dao tiên thị viết đô.

Đương bất huyết bất nhận chi thời, Thái Phó dự trường thái tức.

(Gặp hồi vua việc không biếng, chí không hoang, Cao Dao nọ trước dâng bài giới.

Nhằm phải buổi gươm không khua, máu không đổ, Giả Phó kia từng đã thở dài)

Những bài như số bài giới kia phần nhiều là tâm huyết chi thi, lời lẽ thật khảng khái hùng hồn:

Thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn, Vạn ngôn chi thư trung quán nhật nguyệt.

Nếu Thất trảm sớ đã tỏ rõ lòng ngay không vẩn đục của một trung thần cao khiết, thì Vạn ngôn thư đã nêu cao chí nguyện sống thác với cựu chủ của một vong thần cương trực, u uất với tấm lòng cô trung” [6; 342].

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 50 - 55)