2 Biểu hiện của tính nhạc trong thơ Lưu Trọng Lư

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 97 - 102)

Tập thơ Tiếng thu thể hiện thế mạnh đặc biệt về âm thanh nhạc điệu trong thơ Lưu Trọng Lư. Kiều Thanh Quế chỉ ra rằng : Nhạc điệu thơ Lưu Trọng Lư gồm nhiều thuộc tính: Khi thì nỉ non như: Bên thành con chim con/ hót nỉ non/ Giục lòng em bồn chồn/ buổi hoàng hôn./Em trách gì con chim con/ Em oán gì con chim con?/ Em chỉ hận!/ Sao em ngớ ngẩn/ đã để tình lang em lận đận/ chốn xa xôi/ nơi tuyệt vời./ Trong lúc con chim giời/

Bên em nó hát những lời.../ ...nước non (Hoàng hôn).

Khi thì lẳng lơ: Xin rước cô em bước xuống thuyền;/ Thuyền tôi sắp trẩy chốn thần tiên./ Cùng nhau ta phiêu dạt/ Nơi nghìn trùng man mác/ Theo gió theo mùa/ Gửi kiếp phù du".

Khi thì sang sảng như "tiếng hát chị đò đưa": Lắng nghe tiếng hát chị đò đưa,/ Trong bóng giăng vời vợi.../Tiếng hát lẳng lờ đưa/ Làm xao động những làn da mát rợi./ Tiếng hát lẳng lơ.../ Một đoàn gái tơ/ Nằm mơ, trên bờ, cỏ mởn,/ Một đoàn nai tung tăng đùa rởn/ Theo điệu hát ròn ở cạnh

sườn non.../Ai nghe tiếng hát chị đò đưa,/ Mà không cảm thương người quả

phụ/ Nằm ấp bóng trăng thưa/ Luồn qua song cửa sổ! (Điệu hát lẳng lơ). Khi thì buồn bã lạ: Giờ đây hoa hoang dại/ Bên sông, rụng tơi bời/

Đã qua rồi cơn mơ mộng,/ Đừng vỗ nữa tình ơi!/ Lòng anh đã rời rụng/

Trên sông ngày tàn tơi./ Tình anh đã xế bóng,/ Còn chi nữa, em ơi?/ Còn

đâu ánh trăng vàng/ Mơ trên làn tóc rối?/ Chân nâng trên đường sỏi,/

Khi lại ai oán não nùng, đầy vơi niềm trắc ẩn, tràn ngập lòng xót thương: Kiếp trước hoa là thiếu nữ,/ Sống một kiếp vạn người thương,/ Chết vô duyên, vùi bên đường./ Một nấm đất vàng/ Dãi nắng dầm sương/ Trên nắm xương lạnh,/ Chồi lên một nhánh,/ Lúc canh trường/ Thoảng mùi hương" (Hoa bên đường).

Nhưng du dương nhứt, réo rắt nhứt và tượng trưng nhất, có lẽ là khúc Tiếng thu tuyệt vời. Âm nhạc được xem là thế mạnh đặc biệt của thơ Lưu Trọng Lư. Điều này càng đúng với bài Tiếng thu. Bài thơ viết theo thể năm chữ quen thuộc. Cấu trúc ngôn từ tự nó chia bài thơ thành ba phần nội dung hợp thành một chỉnh thể theo kết cấu rất âm nhạc là sự phối hợp tài tình của âm thanh, hình ảnh tạo nên một âm điệu trong trẻo êm dịu “Tiếng thu là thơ nhạc của Lưu Trọng Lư, trong đó hài hòa là nét nhạc cơ bản, hài hòa giữa các cảnh thu, rừng thu, con nai vàng, hài hòa giữa cảnh bên ngoài và những xao động trong , hài hòa giữa thổn thức, rạo rực, ngơ ngác…, hài hòa giữa đôi trái tim chung tiết tấu của một đôi bạn tình thu” (Hoài Thanh):

Em không nghe mùa thu dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu, lá thu kêu xào xạc,

con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô?

Theo Kiều Thanh Quế, giá trị của bài Tiếng thu này, là ngoài việc phá được một am thanh du dương, một nhạc điệu réo rắt, còn tượng trưng được một bức hoạ chấm phá: một bức thuỷ mặc Tàu, hay một tấm Kakemono Nhựt cũng nên!

Một tấm Kakemono Nhựt thì có lẽ đúng hơn! Vì tôi đã may mắn tìm ra được một tấm tranh Nhựt có những nét chấm phá hệt như bức hoạ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư [6; 199-202].

Qua việc tìm hiểu các hiện tượng thơ ca đương thời đã được trao đổi bàn luận trên tạp chí Tri Tân như phong trào Thơ mới, công trình Thi nhân

Việt Nam, bài thơ Tiếng thu… chúng tôi thấy đây là những hiện tượng thơ

ca tiêu biểu, thể hiện được sự vận động đổi mới của thơ ca trước yêu cầu của thời đại, các xu hướng, trường phái thơ ca trong một trào lưu, một thời đại đã được chú ý nghiên cứu. Những thành tựu trong nghiên cứu các hiện tượng thơ ca này góp phần khẳng định thành tựu của tạp chí Tri Tân ở ở tư cách phê bình văn học.

KẾT LUẬN

1. Những nội dung thuộc quan niệm về thơ được trình bày trên tạp

chí Tri Tân đã đóng góp đáng kể cho quan niệm về thơ của Việt Nam. Đặc

biệt là những vấn đề về đặc điểm của thơ và nhà thơ. Tình cảm và ngôn ngữ thơ là những đặc điểm quan trọng của thơ ca, tình cảm trong thơ phải chân thật, người làm thơ phải có tài năng, nhân cách và cá tính sáng tạo. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại khác nhau, tâm lý và nhu cầu thưởng thức, tiếp nhận có khác nhau. Vì vậy, quan niệm về những thuộc tính của thơ cũng có những thay đổi, đặc biệt là về nội dung cảm xúc và ngôn ngữ thơ, cũng vì thế mà vấn đề cách tân đổi mới được đặt ra là một việc làm thường xuyên và liên tục mỗi khi hình thái ý thức xã hội thay đổi. Phẩm chất thi nhân trong sáng tạo tài năng, nhân cách, cá tính sáng tạo là nhân tố làm nên những sản phẩm thơ ca độc đáo, góp phần làm phong phú giàu có cho thơ ca của một trào lưu, một thời đại, đồng thời khẳng định vị thế của nhà thơ trong xã hội. Những nội dung này vừa kế thừa vừa nâng cao trên nền tảng thực tế sáng tạo thơ đương thời.

2. Các bài phê bình trên tạp chí Tri Tân đã cho thấy quan niệm của người đương thời về quan hệ giữa thơ ca và tôn giáo, thơ ca và triết học, thơ ca và lịch sử. Thơ ca và tôn giáo đều đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của con người, đều có cùng hình thức tư duy hướng nội, chính tôn giáo đã đem đến cho thơ nguồn cảm hứng lớn, ngược lại thơ ca có tác dụng chuyển tải tinh thần, những triết lý sâu xa của tôn giáo, vì vậy trong quá trình phát triển và ảnh hưởng, đã xuất hiện những hiện tượng thơ ca tôn giáo như thơ thiền thời Lý - Trần và Hàn Mặc Tử. Trong quan hệ với lịch sử, thơ có thể có ích cho giảng dạy luân lý, giảng dạy lịch sử như Đại Nam

quốc sử diễn ca. Thơ ca có mối quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Các

thi nhân phần lớn là những nhân vật lịch sử, thi ca là hình ảnh của lịch sử, trải qua bao thế kỷ thi ca là những di tích ghi lại những buồn vui, những mốc son quan trọng của lịch sử dân tộc. Trong quan hệ với triết học, thơ ca

có tác dụng thể hiện tư tưởng triết lý về nhân sinh vũ trụ, thi nhân hiện ra trong thơ như những hiền triết, thời trung đại thơ ca triết học chịu sự chi phối, áp đặt của tư tưởng giai cấp thống trị, thời hiện đại mối quan hệ thơ ca và triết học đã làm xuất hiện một thể loại mới - triết thi - một hình thức thơ ca

3. Các công trình nghiên cứu trên tạp chí Tri Tân đã trình bày có hệ thống về thơ tự do, về diễn ca, lịch sử, kịch thơ. Thơ tự do được biết đến cùng với sự ra đời của thơ mới, mặc dù mang những đặc điểm giống Thơ mới như phá bỏ mọi niêm luật của thơ cũ, gieo vần, ngắt câu…một cách linh hoạt, nhưng thơ tự do không hoàn toàn là Thơ mới, thơ tự do chỉ là một phần nhỏ của Thơ mới. Diễn ca lịch sử là chuyện kể lịch sử bằng hình thức thơ ca, mang đậm âm hưởng anh hùng ca, mặc dù không phải là anh hùng ca, nhưng lối diễn ca bằng lời giản dị, dân dã tự nhiên dưới hình thức thơ lục bát hoặc song thất lục bát phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người Việt Nam đương thời, và dễ đi vào lòng người, dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ. Kịch thơ là thể loại ra đời cùng với sự phát triển rực rỡ của phong trào Thơ mới, nó sử dụng hình thức thơ tám chữ của thơ mới làm phương tiện biểu hiện một cách có hiệu quả, với thể loại này, thơ có thể phản ánh hoàn cảnh tâm lý như kịch, trong hoàn cảnh sôi động của thời đại khi nó ra đời, kịch thơ đã có tác dụng vừa thõa mãn nhu cầu ngâm vịnh, vừa khuyến khích chuyện quốc gia dân tộc. Việc xuất hiện các thể loại trên trong những giai đoạn nhất định phản ánh sự phong phú của các thể loại trong thơ ca dân tộc, và hình thức thể loại phù hợp với tâm lý tiếp nhận đương thời.

4. Các hiện tượng thơ ca được giới thiệu phê bình trên Tri Tân thể hiện phát triển mạnh mẽ của thơ ca đương thời, đồng thời thể hiện tính chất thời sự của thơ ca mỗi khi có một trào lưu, một tác phẩm mới ra đời, những vấn đề trên luôn được quan tâm sâu sắc nhất là với các tác giả trên Tri Tân. Phong trào Thơ mới là một hiện tượng lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ XX, cùng với những thành tựu cách tân, thơ mới đã đưa thơ ca Việt Nam vào

thời kỳ hiện đại, góp phần tạo nguồn và còn ảnh hưởng đến thơ ca hôm nay. Thi nhân Việt Nam được coi là công trình biên khảo có giá trị tin cậy cao về phong trào thơ mới, cả về các mặt nghiên cứu, phê bình, tuyển thơ. Cuốn sách ra đời sau khi Thơ mới đã có mười năm phát triển và chưa đi vào kết thúc, nhưng vẫn có ý nghĩa như một công trình tổng kết. Thi nhân

Việt Nam là một trong số tác phẩm biên khảo, phê bình văn học xuất sắc,

nổi bật trong đời sống văn học Việt Nam đương thời, đánh dấu bước trưởng thành có tính chất nhảy vọt của ngành phê bình văn học Việt Nam còn non trẻ khi đó. Lưu Trọng Lư thuộc thế hệ mở đầu của phong trào Thơ mới,

Tiếng thu tiếp thu những ảnh hưởng của thơ lãng mạn Pháp, và nhiều giá trị

của thơ ca truyền thống, nhất là trong hình ảnh và ngôn ngữ. Thơ Lưu Trọng Lư không thật trau chuốt về nghệ thuật, nhưng tự nhiên và giàu nhạc điệu, lại khá thơ mộng, nên được công chúng đương thời hoan nghênh.

5. Nhìn chung, quan niệm về thơ trên tạp chí Tri Tân góp phần hết sức quan trọng vào việc cách tân, định hướng phát triển cho thơ ca đương thời, góp phần không nhỏ vào việc hiện đại hóa thơ ca đương thời. Tạp chí này đã góp phần rất đáng kể vào việc nhận thức bản thể của thơ ca, những đặc tính của thơ, góp phần minh định nhiều hiện tượng thơ ca đương thời. Từ những điều này có thể khẳng định tạp chí đã có những thành tựu lớn ở lĩnh vực quan niệm thơ. Những thành tựu đó là cơ sở khách quan để nghiên cứu toàn diện hơn tạp chí này, để đánh giá cao hơn những đóng góp của nó cho lịch sử phê bình văn chương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w