Quan niệm về diễn ca lịch sử

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 73)

Diễn ca lịch sử là chuyện kể lịch sử bằng hình thức thơ ca, mang đậm âm hưởng anh hùng ca. Hoàng Thiếu Sơn cho rằng: “Tính cách đặc biệt của nền thi ca cũ của chúng ta là tình cách hùng tráng. Thi ca cũ Việt Nam thật đầy rẫy những tác phẩm lời đẹp mà ý hùng, từ những hịch cáo trang trọng đến những tứ tuyệt, bát cú tự thuật hay cảm hoài nho nhỏ mà thi nhân xưa chỉ xem như những đồ giải trí, trò mua vui” Hoàng Thiếu Sơn cho rằng: “Trong thi ca, không có loại nào hùng tráng hơn anh hùng ca” và đi sâu tìm hiểu về thể loại này. Tác giả phân tích: “Trong Thi thoại của Boileau và của Horace đã định luật rõ ràng cho lối anh hùng ca Tây Phương. các nhà phê bình văn học đầu thế kỷ hai mươi lại giải thích rõ ràng nguồn gốc của loại thơ ấy, là loại thơ xuất hiện đầu tiên trong lịch sử văn học. Một thiên anh hùng ca không phải là một sản phẩm riêng biệt của

một thi nhân, do trí tưởng tượng của thi nhân ấy sáng tạo nên, nó phải có một cái tích, tích ấy phần nhiều là những việc quan trọng đã xảy ra trong lịch sử: một cuộc ngoại xâm, một trận chiến thắng, cái chất bi thảm của một vị anh hùng, cuộc phiêu lưu mạo hiểm của một đấng vua chúa. Chung quanh cái tích ấy, dân chúng, nhà thi sĩ đa cảm và vô danh kia, sẽ dệt nên những lời thơ cảm khái, và tô điểm những việc đã xảy ra với tất nhiều thần tích hoang đường; và những nhạc công phiêu lưu sẽ đem những lời thơ chất phác kia hát dạo đó đây khắp trong nước. Cho đến một ngày, một bậc thiên tài, một Homère xuất hiện và bị cảm xúc vì những lời thơ truyền khẩu kia, nhà thơ sẽ thâu thập tất cả những câu hát ngây thơ, góp chúng nó lại, cho chúng nó một linh hồn bi tráng, tô điểm cho rất nhiều nghệ thuật để lưu lại cho hậu thế một thiên anh hùng ca bất hủ”[6; 316].

Theo Hoàng Thiếu Sơn, “Loại anh hùng ca, theo quan niệm Âu Tây ấy, không phải là một thứ thảo mộc có thể đâm chồi, nẩy hoa dưới tất cả mọi khí hậu. Có nhiều dân tộc không có thể có những thiên anh hùng ca như thế, họ chỉ có những câu hát ngây thơ truyền khẩu giữa các nhạc công phiêu lưu thôi. Dân tộc Việt Nam ta cũng thế. Nếu hiểu lối anh hùng ca theo quan niệm trên nầy thì chúng ta có thể nói rằng văn học Việt Nam không có anh hùng ca. Chúng ta chỉ có những lối hát truyền khẩu, mà chúng ta thường gọi là vè. Cứ mỗi lần quốc gia trải qua những tai nạn lớn lao, những cuộc thay đổi khác thường, thì những thi sĩ vô danh, những ông đồ quê, những nhà Nho, ưu thời mẫn thế, xuất khẩu làm nên những câu hát tự nhiên mà những người mù, những người xẩm sẽ đem hát dạo từ làng này qua làng khác. và không bao giờ đã có một thi sĩ có ý thâu góp những câu vè kia đem làm tài liệu cho một thiên anh hùng ca chung của cả dân tộc.

Kiều Thanh Quế chỉ ra nguyên nhân khiến chúng ta không có anh hùng ca: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc đứng đắn, không ưa lối nói ra ngoài sự thật, không muốn thêm hoa hoè vào những sự thật hiển nhiên. Nền luân lý của chúng ta không cho chúng ta hăng hái bồng bột dễ dàng thái

quá đối với những điều mà có lẽ tổ tiên ta cho là phù phiếm. Cái khí hạo nhiên của bậc quân tử không cho phép chúng ta bỗng khóc, bỗng cười. Đời sống của người Đông Á vẫn là đời sống bên trong, thâm trầm không bộc lộ. Cho nên những thiên anh hùng ca tán dương quốc gia chủ nghĩa của chúng ta cũng không có vẻ ồ ạt, rộng rãi, mãnh liệt như loại thơ này của Âu châu” [6; 136-137].

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w