Vần trong thơ

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 31 - 33)

Vần trong thơ có tác dụng nối dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, có âm hưởng riêng thuận lợi cho trí nhớ. Phần lớn nhờ vần mà những câu ca dao đã truyền từ đời này sang đời khác. Vần góp phần thể hiện ma lực của ngôn ngữ thơ ca.

Đỗ Thúc là một bậc túc nho có nhiều đóng góp vào việc biên tập, khảo cứu thơ ca. Trên tạp chí Tri Tân, tác giả đã có nhiều bài viết bàn luận về ngôn ngữ thơ và dành sự quan tâm sâu sắc đến vần trong thơ với bài

Một kiến giải về vần thơ tiếng ta. Ở bài viết này, phạm vi khảo cứu của Đỗ

Thúc chủ yếu là thơ Nôm. Ông đưa ra tôn chỉ: "Khảo cứu về vần thơ tiếng ta để tìm giá trị thanh âm của những tiếng thường dùng cho được biết tính chất đồng vận, mong được giúp đỡ nhà thơ ta một đôi chút". Ông cho rằng: Phần nhiều những tiếng ta có thể chia ra hai phần: Phần nguyên âm và phụ âm; phụ âm đứng trước và nguyên âm tiếp sau, để lập thành tiếng có vần đơn hay vần ghép. Vần đơn nguyên âm là a, thì những phụ âm nào có tiếng a ấy theo sau cùng một dấu, giọng bằng hay trắc là thuộc vào một vần. Còn những vần ghép nguyên âm như: ai, ay, ang, uông, cũng phải theo luật

ấy.Ví dụ: Tiếng phong với tiếng trong cùng vần, bởi hai tiếng lập thành đều có vần ghép là ong.

Khảo cứu những truyện Nôm xưa, Đỗ Thúc nhận thấy phần lớn là vần chính hoặc vần thông. Dựa vào cuốn Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm và Bùi Kỷ, ông khẳng định: "Vần chính là những tiếng cùng một âm, đọc theo một thanh một giọng như ba, ca. Vần thông là những tiếng cùng thanh bằng hay thanh trắc mà khác dấu và khác âm, nhưng đọc hơi tương tự cũng có thể nhập vào một vần như co, to (vần chính) thông với cô, tô (vần thông)" [6; 457]. Xét về vị trí vần, người ta còn chia ra vần chân (cước vận) tức là vần ở cuối dòng thơ, và vần lưng (yêu vận) tức là vần ở giữa dòng thơ. Đỗ Thúc còn dẫn ra nhiều câu lấy trong các truyện Nôm xưa làm ví dụ chứng minh cho nguyên tắc mà mình đã trình bày [6; 457- 459].

Thơ mới và thơ tự do ra đời, người ta nhận thấy rằng ở hai thể này, thơ không bó buộc về hiệp vần, nhưng các nhà thơ vẫn sử dụng vần như một yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ. Phan Khôi chủ trương: “Đem ý có thật trong tâm khảm mình mà tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật”. Trên tạp chí Tri Tân, các tác gỉa đã có nhiều ý kiến nhận xét về vần trong Thơ mới.

Trong bài Thơ tự do, Lê Thanh khẳng định: “Trong một bài thơ không cần quan tâm đến vần, có càng hay, không cũng được, miễn là thể nào cho thơ có âm điệu thì thôi” [6; 25]. Lê Thanh cũng đồng thời chỉ ra đặc sắc về cách gieo vần trong thơ tự do là “ có thể gieo vần liền, vần cách tùy ý, số chữ không nhất định, điệu do mình tự đặt” [6; 27].

Trong bài Bước tiến triển và vết biến thiên của thi ca ta, Hoa Bằng đã chỉ ra cái mới của thơ mới ở lối gieo vần là: “như đặt vần giao nhau, hoặc trong một tiết 4 câu thì câu thứ nhất ăn vần với câu thứ tư, câu hai lại ăn vần với câu ba” [6; 266].

gieo vần theo ba cách. Liên vận, cách vận và đầu vĩ liên vận [6; 447]. Sau này, có tác giả đã chỉ ra cách hiệp vần của Thơ mới: “đã có hai sự thay đổi trong gieo vần. Thơ mới thay vì lối gieo vần ở cuối câu đầu và các câu chẵn, chuyển sang gieo vần tương ứng, có bài có cả những câu không có vần. Thứ đến, các câu tự do hiệp theo nhiều vần (bằng và trắc), mô phỏng cách hiệp vần trong thơ tiếng pháp” [13; 849].

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí tri tân luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 31 - 33)