Lối chơi chữ hóm hỉnh, thú vị

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 96 - 106)

2. Các thủ pháp tu từ

2.1Lối chơi chữ hóm hỉnh, thú vị

Nói đến lời văn nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, không thể không nói đến một thủ pháp chơi chữ (còn gọi là lộng ngữ) của nhà văn. Chơi chữ là một biện pháp tu từ có đặc điểm ngời sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự văn cảnh, để tạo ra những bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tởng của ngời đọc, ngời nghe.

Các tác giả trào phúng dân gian bậc thầy nh Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Tú Xơng, đều dùng lộng ngữ một cách tài nghệ. Nguyễn Công Hoan, đã kế thừa, phát huy một cách sáng tạo truyền thống nghệ thuật này của văn học dân tộc. Đây cũng là điểm khác biệt giữa Nguyễn Công Hoan với các nhà văn cùng thời nh Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, là hai tác giả ít và không hay dùng lộng ngữ. Riêng Nguyễn Công Hoan, lộng ngữ không chỉ sử dụng nhiều, mà còn biến hóa đa dạng.

Có thể nhận thấy cách chơi chữ của Nguyễn Công Hoan ngay ở cách đặt tên truyện nh trong Hai thằng khốn nạn. ởđây chữ "khốn nạn", có hai nghĩa: một là, ngời nghèo khổ thì khốn nạn về vật chất; hai là, kẻ giàu có thì khốn nạn về tinh thần, khi thấy cảnh khốn khó của ngời nghèo đã không giúp đỡ, mà còn mua với giá rẻ mạt ba hào, lại còn bớt thêm hai xu vì sau lng thằng bé có nốt ruồi. Truyện

Thế là mợ nó đi Tây, cũng là một tên truyện bao hàm hai nghĩa: "đi Tây", là đi du học, đi làm ăn ở bên Tây. Nhng đôi khi ngời ta cũng dùng chữ "đi Tây", là đi mất, đi không về. Và ở trờng hợp này, thì "đi Tây", tức là mất vợ. Cách chơi chữ trong

Hai cái bụng, là sự đối chọi ba chữ sắp xếp đảo ngợc cái bụng "thèm đợc ăn", đối lập với cái bụng "thèm ăn đợc", tức là cái bụng của nhà giàu và cái bụng của nhà nghèo. Và trong Cô Kếu, gái tân thời, tác giả đã dùng ngữ nghĩa tơng phản để gây cời. Cái tên "Kếu", đã bị phá vỡ cái nghĩa đẹp của chữ "tân thời".

Ngoài chơi chữ ở tên truyện ra, nhà văn còn chơi chữ tên nhân vật, chẳng hạn: nhân vật Phong và Nguyệt trong truyện Oẳn tà roằn, hai nhân vật này rất "phong tình", nên phải chăng tên của họ cũng phần nào nói lên chuyện "phong tình" ấy. Vì hiểu theo nghĩa tiếng Việt "Phong và Nguyệt" có nghĩa là "gió và trăng". Đặt hai tên cạnh nhau, nó tạo nghĩa chế giễu việc trai gái có quan hệ lăng nhăng.

Còn ở truyện Lập gioòng, thì có cách chơi chữ rất lính tráng của một viên quản cơ, khi hắn khám túi mụ buôn thuốc phiện lậu, thấy có đồng trinh: "à con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?". Chữ “trinh” ở đây đợc hiểu theo hai cách: một là “đồng trinh”; hai là “trinh” , trong “trinh tiết”. Dù hiểu theo cách nào, cũng thấy sự tinh quái, hóm hỉnh trong lối chơi chữ của tác giả [18;60]. Kiểu chơi chữ này ta còn có thể tìm thấy ở rất nhiều truyện khác, nh Lại truyện con mèo, Nỗi lòng ai tỏ, Bộ ấm chén cổ... Nhng nhiều khi chơi chữ không phải chỉ để đùa vui hóm hỉnh, mà còn có giá trị châm biếm cao, là đòn giáng mạnh mẽ vào chế độ quan lại thời bấy giờ.

Truyện Đồng hào có ma, là một kiểu chơi chữ nhằm đả kích tệ ăn bẩn của quan trờng. Chữ "ăn bẩn" đợc hiểu là đục khoét dân, hút máu mủ của dân một cách đê tiện nhất, chứ không phải là sự ăn uống mất vệ sinh của đám quan lớn: "Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn đợc khỏe mạnh béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy thực sự, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả"[18;459].

Trong truyện Xuất giá tòng phu, lại là một kiểu chơi chữ tạo nên tiếng cời đả kích rất mãnh liệt và sâu cay của tác giả, về cái đầu đề rất luân lý đặt tên cho câu chuyện lại hết sức vô luân, vô đạo. Thờng thì “xuất giá tòng phu” đợc hiểu là chỉ ngời con gái đi lấy chồng, là phụng dỡng chồng, gia đình chồng, chung thủy một đời với chồng. Nhng ở đây lại hoàn toàn ngợc lại “xuất giá tòng phu”, có nghĩa là vâng lời chồng đi làm một việc trái với đạo lý vợ chồng. Kiểu chơi chữ này của tác giả hết sức thâm thúy, không chỉ tạo nên tiếng cời châm biếm, mà

nhằm đả kích vào thói ngu dốt, cầu danh vọng bằng con đờng “hiến vợ” nh trên của ông chồng thật hết sức vô đạo.

Nh vậy, nghệ thuật chơi chữ trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất phong phú, đa dạng, hóm hỉnh và thú vị, tạo nên cách hiểu lập lờ giữa nghĩa đen và nghĩa bóng. Cách chơi chữ đó của Nguyễn Công Hoan không chỉ nhằm mục đích bông đùa, mua vui, mà nhằm nói lên một nội dung t tởng có ý nghĩa sâu sắc. 2.2 Lối ví von so sánh đặc sắc

"Lời văn bình thờng không gây cời. Phải có sự bất thờng trong lời văn để gây ấn tợng" [41;181]. Với cách hiểu này ta thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, thì sự bất thờng này chính là việc nhà văn sử dụng hình thức so sánh để tạo nên những tiếng cời khác nhau. Qua cách so sánh của tác giả ngời ta cũng thấy một hình ảnh ngời trần thuật hóm hỉnh hiện lên. So sánh là biện pháp gây cời trên cơ sở tạo ra những liên tởng thú vị. Nguyễn Công Hoan đã sử dụng biện pháp này khá thành công trong truyện ngắn của mình.

Chẳng hạn trong Đàn bà là giống yếu, là một kiểu so sánh đầy ấn tợng và giàu sức liên tởng của nhà văn. “Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cặp mắt híp, đa quan ông vào chốn nát- bàn, thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thăm thẳm, sâu nh bụng dạ đàn bà" [18;225] (Đàn bà là giống yếu). Thông thờng thì các tác giả so sánh vật cụ thể với vật cụ thể, chẳng hạn trong Lang Rận, Nam Cao viết: “Mặt gì mà nặng chình chĩnh nh mặt ngời phù, da nh da con tằm bủng… Đôi mắt thì híp lại nh mắt lợn sề” [4;333]; còn với Nguyễn Công Hoan lại so sánh vật cụ thể “cái hố sâu thăm thăm thẳm”, với cái trừu tợng “sâu nh bụng dạ đàn bà”. Chính điều đó góp phần tạo nên tiếng cời độc đáo của ông.

So sánh của Nguyễn Công Hoan có khi mang tính chất châm biếm sâu cay: " Quan ngẩng đầu lên nhìn anh Tam, rồi gọi chị Tam vào. Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc nh hai ngọn đèn trời" [18;55] (Thật là phúc). Một vị quan bệ vệ nơi công đờng, là ngời cầm cân nẩy mực, đem lại công bình cho ngời dân và xã hội. ấy thế mà khi nhìn thấy gái (một ngời đàn bà bình dân đến kêu kiện), thì hai

con mắt lại sáng quắc lên chằm chặp nh thiêu nh đốt, nh muốn ăn tơi nuốt sống con ngời ta. ở đây tác giả đã tạo nên một tiếng cời phê phán đối với tên quan lại này. Bằng nghệ thuật so sánh ngắn gọn: hai con mắt quan, một sự vật cụ thể có hình có khối, có màu sắc lại so sánh nh hai ngọn đèn trời, một sự vật chỉ có trong tởng tợng. Nh vậy Nguyễn Công Hoan đã bóc trần bản tính đê tiện, dâm đãng, cũa những kẻ ăn trên ngồi trốc.

Có khi lại là lối so sánh bất ngờ, ngộ nghĩnh: "Xe thứ bẩy, có một cô xấu, nhng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lờn, trông tức anh ách, nh một bài thơ thất luật" [18;358] (Đào kép mới). Nét bất ngờ, ngộ nghĩnh ở chỗ, tác giả thản nhiên so sánh, một bên là thân thể ngời, một bên là luật thơ, xem ra cách so sánh ấy là thiệt cho thơ, dẫu là thơ thất luật!

Hay: "Nói tóm lại, trông cô tiểu th này nhu nhú nh bông hồng mới nở, bầu bĩnh nh cái gối nhồi bông vậy" [18;139] (Kìa con). Bằng cách tự nhiên, tác giả đã cụ thể hóa vẻ đẹp tơi trẻ, tròn đầy, đáng yêu của ngời con gái, bằng một sự vật gần gũi với ngời đọc .

"Hai ông bà cùng béo tốt, đẹp đẽ. Nhất là ông, cái bụng phỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng thẳng nh cái hộp. Tóc bóng mợt, nhẵn nh cái gáo úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sữa khéo nh vẽ. Miệng lúc nào cũng chực tóe ra một chuỗi cời” [18;152] (Báo hiếu: trả nghĩa cha). Hình ảnh “béo tốt”, “đẹp đẽ”, “quần áo xếp nếp”, là bóng bẩy nhng lại đợc so sánh với “cái hộp”. Cái hộp là vật có đặc điểm vuông thành sắc cạnh, lại đợc lấy để ví với ngời đàn ông giàu có mà đốn mạt trong bộ quần áo phẳng lì. Thì đó là sự so sánh đầy hình ảnh và khá ngộ nghĩnh. Nó làm cho ngời đọc thấy đợc sự trau chuốt, kiểu cách của nhân vật. Đồng thời “cái gáo”, một vật dụng rất quen thuộc của ngời dân, lại trở thành vật so sánh với cái “đầu bóng mợt”, nhẵn nhụi do đợc chải chuốt công phu của ngời đàn ông ấy. Hài hớc nhất là cái “miệng …cời”, “tóe” trong “tung tóe”(n- ớc đỗ tóe), là một tính từ chỉ trạng thái bẩn, xấu của sự vật lại đợc đặt vào cái

miệng “ông”, thì quả là hình ảnh “béo tốt”, “đẹp đẽ”, của ông đã bị hạ bệ thảm hại.

Có rất nhiều kiểu so sánh nh vậy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chẳng hạn: “một cái áo cánh kín tà dài đến hông, cũng viền đăng-ten xung quanh; và một cái áo dài sặc sỡ, chi chít những hoa là hoa, vẽ rắc rối nh thời cục n- ớc Tàu" [18;181] (Cô Kếu, gái tân thời). "Tang vật đó to bằng vành khăn đàn bà, cuộn khoanh lù lù trên mặt đất thành một bãi, đầu hình búp măng, màu vàng, mà đứt đuôi nó hơi ngạt, thôi thối" [18;376] (Cái lò gạch bí mật). "Luồng nớc cuồn cuộn dới sông, hàng cột ù ù trớc gió, dây sắt cầu nh dăng mắc mối tơ tình" [18;42] (Oẳn tà roằn). "Nhà hát Tây hôm ấy có cái vẻ tôn nghiêm của một vị th- ợng quan mặc lễ phục. Dới ánh sáng đèn điện nh trăm con nhện lửa chăng tơ trên tờng và ngoài vờn hoa, hiện ra quang cảnh một thế giới riêng của hạng ngời phú quý" [18;313] (Kiếp tài tình).

Lối so sánh trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ít nhiều vận dụng lối so sánh của văn học dân gian: "Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa thì tròn bằng cái thúng" (Oẳn tà roằn), (dân gian hay ví: To nh cái thúng); "Cái hàm trên thì chìa ra nh mái hiên"[18;154] (Báo hiếu: trả nghĩa cha), (dân gian: Răng hô nh mái hiên); "Vì đang lúc tức,nên giảng bài ông gắt nh mắm tôm"[18;244] (Thầy cáu), (dân gian: Gắt nh mắm tôm).

Chính do ảnh hởng của văn học dân gian, nên lời văn của Nguyễn Công Hoan rất mộc mạc, giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. So sánh có khi chế giễu, chua chát, mỉa mai: "Cứ sáng tinh sơng, lính cơ đã chia nhau đứng các đờng, xua ngời ta nh xua vịt" [18;459] (Cấm chợ). “Ngời ta ngờ, ngời ta canh, ngời ta giữ, coi nó nh một con chó" [18;129] (Thằng ăn cắp).

Đôi khi lại là một lối so sánh ngợc: "Chỉ vì số nó chẳng tốt, nh thằng bé cụt, nh bà lão" [18;212] (Cái vốn để sinh nhai).

Đấy là một lối so sánh nói ngợc, làm cho độc giả phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao tác giả lại có lối so sánh ngợc này. Có ai lại than thân trách phận

không đợc may mắn "tốt số" nh ngời tàn phế. Cụ thể ở đây là thằng bé cụt nheo nhếch, và bà lão lòa già yếu. Nhng khi đọc tác phẩm này, hiểu đợc hoàn cảnh bi đát của thằng bé ăn xin, thì chúng ta mới thấu hiểu và thông cảm với mong muốn của nó. Và đồng thời ngời đọc mới hiểu rõ vì sao tác giả lại có lối nói ngợc nh vậy.

Xét đến cùng, mọi biện pháp tu từ đều qui về so sánh. So sánh là một biện pháp tu từ cơ bản quan trọng. Trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930- 1945 các nhà văn cũng hay dùng hình thức so sánh. Nam Cao a dùng những so sánh suy t triết lý đầy dằn vặt. So sánh của Ngô Tất Tố kết hợp cái thâm thúy của một nhà Nho trí thức với cái mộc mạc chính xác pha màu hài hớc của văn học dân gian. Vũ Trọng Phụng mang tâm trạng hờn uất mãnh liệt, mang sự căm ghét cao độ cuộc đời vô nghĩa lý. Còn Nguyễn Công Hoan so sánh tạo nên tiếng cời hài hớc, châm biếm, chua cay.

Kết luận

1. Nguyễn Công Hoan là ngời đặt viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam. Ông trớc hết là nhà văn tiêu biểu cho sức sáng tạo bền bỉ, mãnh liệt. Là ngời vinh dự cắm cột mốc có thể nói là sớm nhất mà không kém phần sâu đậm trên con đờng hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Nói chung Nguyễn Công Hoan đợc cả độc giả và các nhà phê bình đánh giá cao tài năng lớn, độc đáo, đặc sắc, "cha từng có tới hai lần" và là một nhân cách trung thực, chân thành và dung dị.

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chúng tôi cố gắng trình bày những vấn đề thuộc t tởng chỉ đạo sáng tác của Nguyễn Công Hoan, đồng thời nêu và phân tích làm rõ một số phơng thức thể hiện mà chúng tôi cho là độc đáo, đặc sắc.

Chỗ đứng trong cuộc đời và đặc điểm cá tính Nguyễn Công Hoan đã ảnh h- ởng sâu sắc đến toàn bộ sáng tác, trong đó có Lời văn nghệ thuật. Sinh ra và lớn lên trong xã hội thực dân nửa phong kiến đầy rẫy những chuyện bất công, ngang trái, của tầng lớp quan lại, địa chủ, t sản…, thì tham ô, ăn bẩn, vô đạo đức, còn ng- ời dân nghèo thì hứng chịu bao cảnh bất công đó, đã giúp cho nhà văn xác định đ- ợc lập trờng t tởng của mình trên con đờng nghệ thuật. Tiếng nói nghệ thuật vang dội nhất của ông, là tiếng nói tố cáo, gay gắt, đanh thép vào xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến đầy bất công, hết sức lố lăng, thối nát; là tiếng nói bênh vực chân thành những con ngời nghèo khổ bị chà đạp, xúc phạm. Đó là tiếng nói mạnh khỏe, đầy tính chiến đấu. Vì vậy, nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyễn Công Hoan, chúng tôi quan tâm tất cả các yếu tố phối thuộc. Từ đó, khẳng định sự thống nhất giữa lời văn nghệ thuật với t tởng nghệ thuật và phong cách nhà văn. Đó cũng là nguyên tắc nghiên cứu lời văn nghệ thuật nói chung.

Nguyễn Công Hoan tìm đến lời văn nghệ thuật là điểm đặc sắc trong nghệ thuật của ông. Qua lời văn nghệ thuật, đã thể hiện rõ t tởng nghệ thuật, cảm hứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chủ đạo, mục đích sáng tác, và cá tính sáng tạo đợc thể hiện trong truyện ngắn của ông.

2. Trong các thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật Nguyễn Công Hoan lời trần thuật chiếm tỷ lệ khá lớn, trong đó kịch hóa trần thuật có thể xem là một yếu tố đổi mới nghệ thuật trần thuật trong văn học Việt Nam mà trớc đó còn ít xuất hiện, và sau này cũng ít ai theo kịp Nguyễn Công Hoan. Tạo ra một quan hệ thân tình giữa ngời kể chuyện và độc giả là một trong những bí quyết thành công của nhà văn. Quan hệ giữa ngời kể chuyện với nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là quan hệ suồng sã, nhằm lật tẩy lộn trái, làm phanh phui bản chất bên trong đợc che đậy bởi bề ngoài hào nhoáng, giả tạo để trơ ra tất cả sự xấu xa nhơ nhuốc của nhân vật. Sự xuất hiện của nhân vật ngời kể chuyện đợc coi là một cách tân độc đáo trong văn học Việt Nam. Nhân vật trong truyện ngắn của ông là nhân vật đợc kịch hóa. Từ kịch hóa ngôn ngữ trần thuật đã dẫn đến nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu đợc Nguyễn Công Hoan sử dụng là sự kết hợp thuật kể và miêu tả ngoại cảnh, và sự vận động bên ngoài, chủ yếu bằng thị giác, thính giác, mà ít nói đến tâm cảnh, ít đi sâu vào phân tích nội tâm, diễn tả nổi lòng của nhân

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 96 - 106)