Câu văn ngắn có vai trò chuyển đoạn

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 79 - 81)

1. Đặc điểm về từ vựng, cú pháp 1 Kiểu câu ngắn

1.1.2 Câu văn ngắn có vai trò chuyển đoạn

Khi câu ngắn dùng độc lập nh một đoạn văn, phần lớn những câu ngắn này giữ vai trò chuyển đoạn, tạo nên sự khác thờng về cấu trúc, gây sự chú ý cho ngời đọc, khiến họ hào hứng tiếp tục theo dõi diễn biến của câu chuyện. Ví dụ ở truyện

Đồng hào có ma, mở đầu câu chuyện là lời trần thuật của tác giả về hình ảnh " béo tốt" của ông huyện Hinh, và nhân vật ông huyện Hinh hiện lên một cách đầy sinh động. Nhng một câu văn ngắn chuyển đoạn đã làm thay đổi hoàn cảnh.

"Buổi hầu sáng hôm ấy" [18;459].

Câu văn ngắn ở vị trí chuyển đoạn này, đã gây ấn tợng mạnh mẽ, đột ngột, tạo nên sức hấp dẫn với ngời đọc, thu hút đợc sự chú ý của họ, kích thích họ đi vào tìm hiểu diễn biến của buổi sáng hôm ấy. Chắc chắn sẽ diễn ra một sự kiện bất ngờ, lý thú, để tơng xứng với hình ảnh xuất hiện của ông quan huyện.

ở truyện Bữa no...đòn, câu văn chuyển đoạn, tạo nên một bối cảnh hoàn toàn đối lập với cảnh đầu.

"Chợ đã vãn dần. Đã bớt bụi. Đã bớt tanh. Đã bớt ồn ào. Đã bớt hơi ngời. Đã bớt chen chúc" [18;258].

Nếu nh ở đoạn văn đầu, là cảnh "chợ họp mỗi lúc một đông", với những cảnh nhốn nháo, náo nhiệt của buổi chợ, cha xuất hiện sự kiện nổi bật, thì ở đoạn văn ngắn chuyển đoạn này, đã cho thấy sự kiện đã thay đổi, chợ đã vãn dần, đã bớt ngời, đã bớt ồn ào, chen chúc….Cảnh tợng này là hoàn cảnh thuận lợi cho một sự việc nào đó không bình thờng. Đó là sự xuất hiện thằng ăn cắp đang lảng vảng và chờ cơ hội để mà “ ăn cắp”. Sự việc cứ liên tiếp diễn ra một cách dồn dập, khẩn trơng, nhanh

chóng, khiến độc giả cũng bị cuốn hút vào câu chuyện từ lúc nào mà không thể dứt ra đợc. Để đi đến một kết thúc nh tên truyện gợi ý.

ở một truyện ngắn khác, bi kịch của câu chuyện đợc bắt đầu sau hình thức chuyển đoạn của câu văn ngắn.

"Đến một hôm giông tố" [18;227] (Đàn bà là giống yếu).

Chỉ là một câu văn ngắn, nhng diễn biến của câu chuyện đã hoàn toàn thay đổi. Vậy thay đổi thế nào? Đây là cách dựng truyện khá độc đáo, đầy yếu tố bất ngờ của Nguyễn Công Hoan. Nhng câu văn, với những tình huống luôn làm ngời đọc, băn khoăn, không biết chuyện gì xảy ra trong đêm giông tố đó. Cứ thế lần lợt ngời đọc bị cuốn hút vào câu văn lấp lửng, nhng có sức gợi tò mò.

Tơng tự nh vậy, chúng ta bắt gặp rất nhiều câu văn mang tính chất chuyển đoạn trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: "Ma phùn, gió bấc. Rét buốt thấu tận xơng" [18;153] (Báo hiếu: trả nghĩa cha). Có những câu cực ngắn chỉ một, hai, ba, từ cũng mang tính chất chuyển đoạn cho nội dung của truyện ví dụ: “Xe! Đây!” [18;62] (Ngựa ngời và ngời ngựa). "Năm phút...Mời phút...Bổng chốc" [18;131] (Thằng ăn cắp). "Một giờ, lại một giờ. Mực nớc lên cao dần, cao trông thấy" [18;457] (Chiếc quan tài). "Chiều xẩm. Mẹ về. Cô biết. Nhng cô không dậy" [18;329] ( Nỗi lòng ai tỏ). "Sáng sớm hôm sau" [18;677] ( Ngời thứ ba).

Nh vậy, với những câu văn ngắn, đứng độc lập, giữ vai trò chuyển đoạn, có tác dụng làm thay đổi nội dung câu chuyện, từ một vấn đề này đến một vấn đề khác, đem đến cho ngời đọc một cảm giác hồi hộp xen lẫn trí tò mò, hứng thú để kích thích họ tiếp tục theo dõi diễn biến kết thúc của câu câu chuyện sẽ ra sao.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w