Câu văn ngắn miêu tả những sự việc, hành động xảy ra liên tiếp, dồn dập, khẩn trơng.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 76 - 79)

1. Đặc điểm về từ vựng, cú pháp 1 Kiểu câu ngắn

1.1.1Câu văn ngắn miêu tả những sự việc, hành động xảy ra liên tiếp, dồn dập, khẩn trơng.

dồn dập, khẩn trơng.

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thấy trong các truyện ngắn của ông, câu văn ngắn thờng đợc dùng để miêu tả những hành động, động tác nhanh, mạnh, dứt khoát, những sự việc xảy ra dồn dập, khẩn trơng, và đợc biểu hiện trong một số trờng hợp sau.

Truyện ngắn Thằng ăn cắp, với những câu văn rất ngắn để miêu tả một câu chuyện diễn ra ở chợ đó là: "Thằng ăn cắp" ngồi ăn bún riêu.

"Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. Phù phù! Nóng! Xuỵt xoạt! Cay! Ngon quá!

Ai cũng yên bụng. Không ai để ý đến nó nữa. Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ô tô. Họ pha trò. Họ cời ha hả.

Nó vẫn ăn. Ngon quá! Năm phút...

Mời phút... Bỗng chốc:

ối ông đội xếp ơi! Thằng ăn cắp! Ai đuổi hộ tôi!

Bọn bán hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. Quang gánh vớng. Ngời ngã. Hàng đỗ. Bát vỡ" [18;131] .

Bằng những câu văn, đoạn văn ngắn Nguyễn Công Hoan đã cho ngời đọc chứng kiến một cảnh tợng thơng tâm đối với thằng bé ăn cắp. Vì bát bún riêu giá có hai xu, không có tiền trả mà kết quả là một trận đòn thừa sống thiếu chết. Cách miêu tả của Nguyễn Công Hoan vừa nhằm gợi lên sự phẫn nộ đối với những ngời không có chút tình thơng với một con ngời, hay vừa muốn cho ngời đọc thấy đợc sự đói khát mà ngời ta phải liều với mạng sống của mình để có đợc cái ăn. Dù tác giả có cố ý gợi thông điệp nào đó, thì những câu văn trên đều mang đến cho ngời đọc một cái nhìn về nhân tình thế thái trong xã hội cũ. Ngòi bút châm biếm của tác giả là chỉa vào tình trạng mất nhân tính của con ngời trong một xã hội phi nhân tính.

Để nhấn mạnh tình huống bi thảm trên là một loạt hành động nhanh, mạnh, liên tiếp, dứt khoát đổ vào ngời thằng bé khốn nạn này.

“ức! Một cái đá vào mạng mỡ. Hự! Một quả tống vào ngực. Huỵch! Huỵch! Bốp! Bốp! Này chừa này! ăn cắp này!

Nó mở mắt ra nhìn. Họ lại uỵch. Họ lại thụi. Họ lại tát. Họ lại đá. Không tiếc tay. Rồi họ lại hô" [18;133] ( Thằng ăn cắp).

Giống nh Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng cũng có những câu văn ngắn diễn tả lại một trận đòn oan của con vú em khi bị bà chủ đổ cho cái tội cấu đứa trẻ, và bị một trận đòn của ông chủ:

“ Huỵch huỵch!...bốp bốp, chát...!

ối trời đất ơi, ối ông bà hàng phố ôi...! ối ông đội xếp ơi... Ngời ta vu oan giá họa cho tôi...Ngời ta đánh chết tôi...ối trời đất ôi. Này kêu với ông...Này kêu!" [32;133] ( Phép Ông láng giềng).

Cũng giống nh vậy, là câu chuyện diễn ra trong Đòn chồng của Nam Cao, vợ Lúng ăn một tấm bánh dầy đậu của chị bán hàng, nhng chỉ trả có một xu, và kết quả là: "Chị hàng bánh nhảy ra bóp cổ y. Y giãy giụa. Nhng cái cổ y ngẳng quá, chỉ vừa một chét. Y lại yếu. Mà mẹ con hàng bánh sao mà khỏe thế. Nó dúi đầu y xuống. Mắt y trợn ngợc. Y kêu ằng ặc. Miệng y há hốc. Miếng bánh dầy nhả ra" [4;116].

Nh vậy, không chỉ riêng Nguyễn Công Hoan, mà với các nhà văn hiện thực cùng thời nh Nam Cao, Vũ Trọng Phụng cũng có sự tơng đồng. Họ dờng nh gặp nhau ở một điểm nhìn về cách chọn những câu văn ngắn diễn tả hành động nhanh, mạnh, liên tiếp. Cụ thể hơn, là những hành động đó lại chủ yếu là diễn tả việc "ăn cắp" một "củ khoai", một "tấm bánh"..., của tầng lớp dới đáy nghèo khổ, đói rách, phải đi ăn cắp, ăn xinđể nuôi sống thân. Nhng lại bị gán cho những tội tầy đình và bị đánh đập rất rã man. Tất cả đều bị coi nh là những kẻ hết sức nguy hiểm. Trong

khi đó, những kẻ giàu sang nh ông Huyện, ông Đốc, bà Tham, bà Cử rất lịch sự văn minh, nhng lại... ăn cắp ví tiền lẫn nhau (Cái ví ấy của ai). Nhà văn chua chát so sánh hai hạng ăn cắp: một hạng vì đói khát phải "ăn cắp dấm dúi để nuôi thân", một hạng giàu có lại "ăn cắp đờng hoàng". Đó là một vấn đề đầy bức xúc của các nhà văn, sự tơng phản và sự thiếu thân tình của con ngời trong xã hội cũ.

Những cảnh tợng thơng tâm trên là đầy rẫy trong xã hội cũ. Và do vậy mà xuất hiện không ít trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Đây là cảnh thằng bé khốn nạn đã trót ăn cắp một củ khoai lang. "Ngời ta xúm lại, tóm ngang lng nó. Nó không chạy... Nó bị đánh túi bụi ... Ngời ta càng đến đông. Vẫn đánh nó. Cả đòn càn, đòn gánh nữa. Ngời ta phang cho sớng tay... Ngời ta móc mồm nó, gang họng nó, quào chảy máu cả má nó" [259]. Và cần những câu cực ngắn để chỉ hành động, đồng thời thấy đợc bản chất chất vô hồn, vô cảm của đám đông đang ra sức mà đấm, đá, đánh…, mặc cho nó van xin, gào thét. Họ vẫn vô hồn, thản nhiên mà đánh cho hả cơn giận. "Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Nh ma vào đầu. Nh ma vào lng. Nh ma vào chân nó”. “Vẫn chửi. Vẫn kêu. Vẫn đấm. Vẫn đá. Vẫn thụi. Vẫn bịch. Vẫn cẳng chân. Vẫn cẳng tay. Vẫn đòn càn. Vẫn đòn gánh. đáng kiếp!" [18;259] ( Bữa no...đòn).

Phong cách học gọi những câu đơn trên là câu đơn đặc biệt. Những câu đơn đặc biệt này kết hợp với phép lặp cú pháp để diễn tả những trận đòn trút vào thằng bé khốn nạn, chỉ vì nó ăn cắp một củ khoai lang để cuối cùng bị những trận đòn tới tấp. Những hành động này mang tính cơ học, vô cảm.

ở đoạn kết truyện Thanh! Dạ!, cũng với những hành động nhanh mạnh, liên tiếp: "Rồi phang vào đầu, vào mặt, vào lng con Thanh túi bụi". Cùng lúc với trận đòn nhanh, mạnh là những tiếng chửi.

"Lời! Lời! Lời! Lời! Lời! Lời! Lời! Lời!" [18;295].

Những trận đòn, và tiếng chửi nhanh, liên tiếp, của những bà chủ, cô chủ, đối với đứa đi ở nh cô bé Thanh. Con bé đã bị sai làm hết việc này đến việc khác, không có một chút thì giờ nghỉ ngơi, ấy thế mà nó vẫn bị trận đòn tối tăm mặt

mũi, và tiếng chửi bới không dứt vì cái tội lời. Với một trận đánh, và tiếng chửi không dứt ấy, gây cho ngời đọc một nỗi xót thơng vô hạn, sự tủi nhục cơ cực, vất vả, đối với một con bé Thanh nói riêng, cũng nh những ngời lao động khốn khổ trong xã hội thực dân nữa phong kiến Việt Nam nói chung. Đồng thời nó cũng bộc lộ bản chất tàn bạo, vô nhân đạo của những ông chủ, bà chủ nói riêng, của giai cấp thống trị nói chung, đối với những ngời lao động nghèo.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 76 - 79)