Giọng giễu nhạ

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 65 - 67)

3. Giọng điệu

3.1.2Giọng giễu nhạ

Theo M. Bakhtin, văn giễu nhại là: "Nói bằng giọng của ngời khác, nhng, khác với sự phong cách hóa, anh ta đa vào lời đó một khuynh hớng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hớng của lời ngời đó.. Giọng thứ hai sau khi chuyển vào lời của ngời khác thì xung đột thù địch với chủ nhân vốn có của nó và nó phục vụ trực tiếp cho mục đích đối lập của mình. Lời nói trở thành vũ đài vật lộn của hai giọng" [3;187]. Với giọng giễu nhại này, mỗi truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thờng là một màn kịch, nhân vật là kẻ làm trò, nghĩa là đóng những vai hề. Vì thế lối trần thuật luôn có giọng giễu nhại. Bằng biện pháp giễu nhại, tác giả có thể hạ bệ, đánh đổ tất cả những gì gọi là nghiêm trang, lột cái lớp sơn hào hoáng để chỉ ra cái giả

tạo, cái bộ mặt thật, cái lố bịch đáng cời nhất. Giễu nhại là một trong những thủ pháp quan trọng của Nguyễn Công Hoan để tạo ra một "thế giới lộn ngợc".

Nhìn vào thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng ta thấy nghệ thuật nhại đợc nhà văn sử dụng rất phong phú và đa dạng. Nhại văn bản hành chính công cụ (Tinh thần thể dục, Đi giày, Chính sách thân dân). Nhại văn báo chí công luận (Thằng Quýt, Một tấm gơng sáng). Nhại văn cáo phó (Báo hiếu trả nghĩa mẹ). Nhại văn trinh thám (Cái lò gạch bí mật)…Tác giả nhại đủ loại các phong cách, giọng điệu của đời sống. Ví dụ giễu nhại ngôn ngữ phờng tuồng trong

Đào kép mới "Dạ, thậm cấp, thậm cấp, chí nguy, chí nguy! Quân nớc Phiên đã kéo đến Lâm Truy, cách kinh kỳ có ba ki lô mét” [18;355], giễu nhại ngôn ngữ của giới thợng lu trí thức thời Tây trong Cái ví ấy của ai “Chớ khinh lui, lui nhẩy không sai nhịp, mà lại đa cavalière nhẹ nhàng và xinh lắm. Moi vẫn chịu lui cái lối vừa nhẩy vừa chuyện trò tự nhiên. Rồi toi nhận mà xem, vai lui rất thẳng, không đụng đậy, tay cũng vậy, chân đi khép, êm ái, mà không bao giờ đụng chân vào cavalière" [18;204], nhại giọng cải lơng (Anh Xẩm), nhại giọng nhũng nhẽo của những tiểu th nhà giàu (Nỗi lòng ai tỏ), nhại ngôn ngữ nhà giáo (Thầy cáu)

Đôi khi yếu tố nhại ấy, lại đợc ngời trần thuật dùng để nhại lại chính giọng mình, bằng cách xng “tôi”: "Trong khi đi đờng tai ông không lúc nào ngớt nghe ca tụng và luôn luôn, ông đắc chí vì ông Sứ đã vô tình làm bữa cỗ cho ông xơi" [18;569] (Phúc tinh). Trong Cậu ấy may lắm, Ông Quýnh " bố vợ tơng lai của nhân vật tôi" cứ đay đi đay lại câu nói: "Giống giang tinh mắt lắm. Cho nên bắn nó rất khó. Thật là cậu rất may… Phải, tôi đã bảo cậu may lắm mà!… Vì giống giang rất tinh mắt cho nên tôi bảo cậu may là đúng lắm" [18; 620].

Cách nhại của Nguyễn Công Hoan làm ta nhớ tới cũng kiểu nhại này của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã để cho cụ cố Hồng cứ nhại đi nhại lại tới " một nghìn tám trăm bảy hai câu gắt: Biết rồi! khổ lắm! nói mãi" làm cho ta hình dung một ông lão lẩn thẩn, hâm hâm. Còn Nguyễn Công

Hoan để cho ông Quýnh cứ nói mãi câu " Cậu ấy may lắm đấy!" lại làm cho ta hình dung ra một anh thiện xạ từng trải, thâm thuý.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 65 - 67)