3. Giọng điệu
3.2.1 Giọng điệu của ngời có quyền thế, địa vị
Hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và ngời nghèo. Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày ngập mặt không hết tiền hết của, một đằng thì vất vả đủ đờng mà suốt đời đói rách. Theo quan niệm của nhà văn, xã hội chỉ có một sự phân biệt duy nhất là "giàu" và "nghèo".“Cả cái đám nhân vật bề bộn của Nguyễn Công Hoan rút lại chỉ có thể phân thành hai loại nh trên. Giàu có đủ các mặt xấu xa, "vi phú bất nhân".Nghèo do sự rút rỉa,đày đọa của bọn nhà giàu, phải chịu số phận hẩm hiu cực khổ”[28;315]
Quan điểm ấy, đã chi phối giọng điệu cho các loại nhân vật của ông, chẳng hạn giọng điệu hách dịch, quát nạt của viên tri huyện mắng thuộc hạ khi tên này không có tiền lễ tết quan: "Mày kêu mày túng ? Mày túng thì ông cách cổ mày đi cho thằng khác làm. Đồ ba que!" [18;556]. Giọng điệu đó lại đợc chuyển đổi từ quát nạt, mắng mỏ, sang dỗ dành ngọt nhạt khi thấy đĩa tiền ở góc bàn. "Đấy, các thầy chỉ đợc cái nghề nói dối quan là tài. Từ nay không nên thế. Thôi đ- ợc, có lòng thành, ta cảm ơn" [18;558] ( Gánh khoai lang) .
Và đây là khẩu khí của viên lý trởng nhằm thúc dục đám dân làng Ngũ Vọng đi xem bóng đá: "Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu. Mẹ bố chúng nó! Việc quan thế này có chết cha ngời ta không! Chúng bay gô cổ cả, giải cho đợc ra đây cho ông!... Chín mơi t thằng ở đây xếp hàng năm lại, đi cho đều bớc. Tuần chúng bay phải phải kèm chúng quanh giúp tao. Đứa nào bỏ
trốn về thì ông bảo… Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn nh trốn giặc!" [18;525] (Tinh thần thể dục). ở đây, nói là vận động nh- ng thực chất là cuộc bắt ngời, truy lùng ráo riết để có đủ số ngời đi xem. Giọng điệu ấy, chẳng khác nào là kẻ vô học, khi gọi ngời dân bằng “đứa”, “chúng nó”, “thằng”, không cần phân biệt trên, dới. Và còn thể hiện bản chất độc ác, vô đạo “đánh sắc tiết nó ra”.
Trong truyện Hé! Hé! Hé!, đó là sự đon đả ngọt sớt của bà lớn tuần, khi thấy vợ chánh tổng Đồng Quân, bởi trong óc bà đang nghĩ đến một kế sách: “Chỗ chị em, chả nên giấu giếm nhau. Tôi vừa có dăm nghìn, lại tậu cái đất trên Hà Nội để làm nhà cho khách chạy loạn thuê mất rồi. Bây giờ chỉ còn dăm chục để ăn từ nay đến cuối tháng. Bà chị cho đong chịu hãy nhận lời…, tôi nhận đong thóc của bà chị một nghìn đồng bạc thóc, nhng tôi hãy cứ gửi bà chị ở nhà đấy” [18;480]. Kế sách của bà lớn là đong thóc chịu, lại để ngay tại nhà và chờ giá thóc lên cao lại nhờ bán và mang tiền lên trả. Vậy là không mất công, không mất sức, lại chẳng phải bỏ một hào vốn nào, nhng bà lớn Tuần vẫn thu lại cho mình một khoản tiền lãi lớn.Thật đúng là giọng điệu ngọt ngào mà chết của.
Giọng điệu độc ác, của những gã t sản giàu có nhng vô cùng tàn nhẫn, thậm chí còn bất nhân, bất nghĩa với chính cha mẹ đẻ của mình, khi hắn đuổi mẹ ra khỏi cửa: "Tôi đã cấm bà không đợc ra đến đây kia mà. Đã một lần trớc rồi, mà không chừa! Bà không biết để sĩ diện cho tôi! Đây này, bà cầm lấy! Bà về đi! Mặc kệ bà! Bà về ngay bây giờ! Mới có hơn bảy giờ, còn sớm! [18;156] (Báo hiếu: trả nghĩa cha). Có khi coi con vật hơn mạng sống của con ngời. Đó là khi con chó của hắn, chẳng may bị ngời ăn mày đánh gãy răng: “à, mày đánh gẫy răng chó ông, ông thì kẹp cho mày chết tơi, ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng!" [18;39] (Răng con chó nhà t sản). Qua hình ảnh trên, tác giả đã phơi bày đợc bản chất mất nhân tính của những gã t sản và cho thấy cái giá trị và số phận thảm hại của ngời nghèo trong xã hội đồng tiền.