Khi miêu tả nhân vật, Nguyễn Công Hoan rất có ý thức khái quát những nét tiêu biểu

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 44 - 49)

1. Lời trần thuật

1.2.2Khi miêu tả nhân vật, Nguyễn Công Hoan rất có ý thức khái quát những nét tiêu biểu

Trong Đời viết văn của tôi Nguyễn Công Hoan quan niệm: "Tả nhân vật nào mà độc giả cũng đã thờng nhìn thấy nhiều lần, giống nh thế thì là tả đúng". Và "Mỗi ngời trong xã hội làm nghề gì thì có dấu ấn riêng nghề ấy. Không sao trộn lẫn đợc". [19;379]

Theo quan niệm ấy, Nguyễn Công Hoan đã vẽ đợc nhiều bức chân dung rất đạt, đặc biệt về loại nhân vật quan lại, t sản và lính tráng, trong hình hài đầy ấn t- ợng, chẳng hạn tả chân dung một ông nghị viên ở nông thôn, tác giả viết: "Một ng- ời mặt mũi phơng phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt, ra vờn chơi" [18;49] (Hai thằng khốn nạn). Còn đối với một chú lính háu gái: "Buổi tối hôm ấy, trong túi chú Ván- cách xủng xoảng có tiền. Chú bèn búi tóc yên ngựa cho thật nền, gài cái lợc xơng trắng cho thật khéo, chít cái khăn lợt cho thật vố, vuốt ít nớc hoa cho thật thơm, rồi soi gơng đằng trớc, đằng sau, ngắm nghía mãi, mới thay quần, gài khố, bóc gói thuốc lá mới, phì phèo, huýt còi đi "la mát" [18;53] (Thật là phúc).

Nhng khi nhấn mạnh, cờng điệu những nét đặc thù, dị dạng, thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan, không tránh khỏi có lúc sa vào sự rập khuôn, máy móc. Ngời ta thấy dờng nh mỗi loại nhân vật, lại đợc nhà văn giành sẵn cho một diện mạo chung cũng nh một tính cách chung. Ngoại hình và tính cách nhân vật thờng thống nhất với nhau. Đã là quan hay t sản thì nhất thiết phải to béo, phì nộn, tham lam, ăn bẩn và bất hiếu. Đã là thanh niên mới thì phải lấc cấc và đểu cáng. Đã là phụ nữ tự do thì đều h hỏng, dâm ô. Đã là lính thì phải thô lỗ, đểu giả... Thành ra mỗi loại nhân vật chỉ có một kiểu chân dung đợc cờng điệu, phóng đại, gắn với chức năng xã hội của chúng. Tác giả có trớc định kiến về nhân vật và dùng một số hình ảnh nhất định để minh họa cho định kiến đó. ông viết: "Tả một tên tri huyện tân học, thì phải béo phị, lng gù, đội khăn nhỏ nếp và đặt trên gáy..., tiếng quan là đồng nghĩa với tiếng nịnh hót, gian ác, và ăn tiền. Thì những nét nào ở mặt mũi, ở cử chỉ, ở hành động, tả đợc tính nịnh hót, gian ác và ăn tiền, ta cứ tha hồ trút vào

bức họa một tên quan, ta không sợ mang tiếng là vu oan cho một điển hình quan lại " [19;379].

Không chỉ chân dung kẻ giàu, mà cả chân dung kẻ nghèo cũng đợc "dị dạng hóa" theo. Đây là chân dung của thằng bé gặp phải “Bữa…no đòn”. "Nhng nó chẳng bng kín đợc khí cục của nó hiện cả trên đầu, không có gì che đậy. Đầu nó chỉ còn hình cái sọ cắm trên cái cổ dai ngoách, mà luồng gân kheo nh kéo nổi lên, mấp mô nh thớ chiếc kẹo kéo. Da mặt bọc ít thịt quá, thành ra thừa nhiều, nó nhăn nheo lại, mà những đờng nhăn chi chít nh vết rạn của men cái lọ cổ. Tóc nó chịu nằm ẹp trên đầu, không dậy đợc, nh những ngọn lúa bị bão, mà chẩy cả xuống, quắp vào trán, vào gáy, vào mang tai" [18;257] (Bữa no...đòn).

Điều này dờng nh đã trở thành thói quen, thành ý thức thẩm mỹ trong tâm lý sáng tạo của Nguyễn Công Hoan. Nguyên tắc vật hoá chân dung nhân vật là một trong những phơng thức giúp ông thành công trong việc làm nổi bật chất hài trong truyện ngắn của mình. Nhân vật mà nhà văn đả kích, đa ra để cời thờng bị bóp méo đến mức quái dị, quái nhân dị dạng.

Và đây là bức chân dung của một bà mẹ nghèo, có đứa con đang mong đợc

Báo hiếu: trả nghĩa cha. "Ngời đàn bà ấy trạc ngoài sáu mơi tuổi, trông rõ quê mùa, đần ngốc. Mặt mũi đen đủi, dăn nheo, xấu nh con khỉ. Hai mắt thì toét nhèm những nhử. Cái hàm trên thì chìa ra nh mái hiên. Hai tay thì lóng cóng, gí cái nút buộc ở dải yếm vào tận mắt, lúng túng cởi mãi mới lấy đợc miếng trầu, bỏ vào mồm, nhai phóm phém. Trông lại càng xấu. Cái áo vải nâu nâu dầy cồm cộp, cái quần một ống- nói nôm ra, là cái váy- lùng thùng nh cái bồ, chỗ thì ớt, chỗ thì khô. Có lẽ bộ cánh quý nhất, nên ra tỉnh mới dám mặc đến" [18;154] (Báo hiếu : trả nghĩa cha). Bức chân dung của bà cụ đợc nhà văn miêu tả trông thật “dị dạng”, nhng điều đó không làm cho ngời đọc tởm lợm, xa tránh. Trái lại lại gây cho ngời đọc một sự xót thơng với số phận và cuộc đời bà. Có một đứa con giàu có nhng lại đại bất hiếu, nên bà phải sống một cuộc sống lang thang, đói rách không nơi nơng tựa nh thế.

Mặc dù cha có một cái nhìn “nhân ái” đối với những con ngời dới đáy xã hội, nhng những gì nhà văn miêu tả về những con ngời xấu xí đáng thơng, tội nghiệp kia, đều có mục đích, với một dụng ý sâu xa. Đó là nhằm vạch trần sự thối tha của một trạng thái xã hội phi nhân tính, phỉ nhổ vào bản chất vô nhân đạo của xã hội thời bấy giờ. Những con ngời của xã hội cũ, của sự đói khát và sự áp bức bóc lột nặng nề..., những con ngời là nạn nhân của sự vô lơng tâm, sự giả dối, đạo đức giả.

Khuynh hớng vẽ chân dung nhân vật nh vậy, có làm mờ đi tính cá thể độc đáo của các vai truyện. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, độc giả rất dễ nhớ cốt truyện, và tính kịch, còn nhân vật thờng có chung một diện mạo, một tính cách chẳng hạn, một ông quan hay một bà quan to béo, phì nộn, tham lam, một thằng bé ăn xin què quặt, gầy gò ốm yếu…

Rõ ràng, ngay từ khi xuất hiện, Nguyễn Công Hoan là nhà văn sớm biết tạo cho mình có một phong cách riêng. Nếu so sánh Nguyễn Công Hoan với một số nhà văn cùng thời, nh Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao…, ta thấy ở họ gần gũi nhau, là bởi họ có sự giống nhau về phơng pháp chọn lọc, đánh giá, cũng nh biểu hiện những vấn đề của cuộc sống. Nói nh thế có nghĩa là những nhà văn này đã sáng tác theo cùng một phơng pháp. Nhng cơ sở của những đặc tính nghệ thuật và t tởng căn bản vốn có trong sáng tác của mỗi ngời, thì không thể giống nhau, là bởi mỗi nhà văn có hoàn cảnh sống khác nhau, có kinh nghiệm riêng, thế giới quan, cách tiếp cận hiện thực không giống nhau. Chính sự khác nhau đó đã tạo nên phong cách riêng của mỗi ngời, giúp ta phân biệt đợc tác phẩm này là của nhà văn nào viết ra, dù ta không xem tên tác giả. Sự khác nhau về phong cách của các nhà văn có thể biểu hiện nhiều khía cạnh, nh đề tài, chủ đề, kết cấu...

Riêng với Nguyễn Công Hoan, đối với sự kiện và nhân vật ông giữ một khoảng cách khá lớn và dờng nh ông không thể hay không muốn hóa thân vào một nhân vật nào, từ những nhân vật phản diện nh các quan phụ mẫu, nha lại , chức dịch, đến những nhân vật chính diện, “tích cực” nh phu xe, kép hát, nông dân…

Nhà văn đặt trung tâm hứng thú của tác phẩm ở cốt truyện hơn là ở nhân vật, ở tính cách. Vì thế có những trờng hợp, để cho cốt truyện thật ly kỳ hấp dẫn, để cho mâu thuẫn trào phúng tạo ra tiếng cời, tác giả sẵn sàng thay đổi, nhào nặn lại tính cách nhân vật, bất chấp quy luật lôgic của tâm lý con ngời.

Nhợc điểm nói trên của Nguyễn Công Hoan còn liên quan đến một đặc điểm khác của việc xây dựng nhân vật của ông, nh ông từng nói, mỗi truyện của ông chỉ “ phân tích một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của một nhân vật, hoặc ngợc lại chỉ có một nhân vật trong một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc hoặc một hiện tợng xảy ra ở trớc mắt” [19;322].

Điều này khiến cho Nguyễn Công Hoan có thể viết đợc hàng trăm truyện ngắn mà không trùng lặp. Truyện này chỉ là một ngời đói thèm đợc ăn và một ngời giàu thèm ăn đợc, truyện kia là một ông quan ăn bẩn hay một anh t sản bất hiếu, truyện nọ là một chú lính lệ ăn hiếp dân lành, hay một thầy quản "khám ngời" và "khám túi" để mà giở trò “chim chuột”.

Đặc biệt, thờng trở đi trở lại nhiều lần trong cách khai thác của Nguyễn Công Hoan là những chuyện ăn cắp, các dạng ăn cắp. Mỗi truyện là một vụ ăn cắp, một thằng ăn cắp, một tâm lý, một mánh khóe ăn cắp nào đó. Ông đặc biệt hay phát hiện những mánh khóe ăn cắp của bọn nhà giàu, của những quan ông, quan bà, những ông chủ đối với đầy tớ (Thằng Quýt I, Thằng Quýt II, Cụ chánh Bá mất giày, Đồng hào có ma,..).

Cách thể hiện nhân vật nh vậy rất phù hợp với bút pháp hớng ngoại của Nguyễn Công Hoan, nghĩa là lấy hành vi bên ngoài để thể hiện tâm lý nhân vật. Tuy nhiên, cách xây dựng nhân vật nói trên, khiến cho các nhân vật của ông nói chung đơn giản, khác hẳn những nhân vật có tính cách phức tạp nh của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng.

Nh vậy, nhìn chung ngôn ngữ trần thuật trong truỵên ngắn Nguyễn Công Hoan thờng thiên về miêu tả ngoại hình, trong tả ngời, tả cảnh, tả vật, và sự vận động bên ngoài, chủ yếu là bằng thị giác, thính giác. Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan ít đi sâu phân tích nội tâm, diễn tả nỗi lòng con ngời. Nếu có tả thì cũng

không có gì đặc sắc lắm! Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan do vậy là những bức tranh, những hoạt cảnh, những vở kịch sinh động, ngộ nghĩnh, và vui.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 44 - 49)