Giọng điệu của dân nghèo thành thị Và nông thôn

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 70 - 72)

3. Giọng điệu

3.2.2 Giọng điệu của dân nghèo thành thị Và nông thôn

Thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, hết sức phong phú, đa dạng. Theo tác giả Phong Lê cho rằng: Đó thế giới “gồm đủ mặt các loại ngời, với đủ các nghề nghiệp khác nhau: nông dân, địa chủ, lý dịch, cờng hào, nghị viện, quan lại... Tất cả họp lại một bức tranh đời khá nhiều màu sắc, một tấn trò đời với nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm”. Vì vậy mỗi một ngời, có một nghề nghiệp, và giọng điệu riêng.

Chẳng hạn trong Ngựa ngời và ngời ngựa, giọng điệu của anh phu xe khi chào mời khách lên xe: "Tha bà xe ngày tết vẫn thế, vả lại bây giờ còn ai mà kéo nữa, mà bà trả rẻ thế. Con kéo một chuyến, rồi cũng đi trả xe, về ăn tết đây!". Nh- ng đến khi khách không có tiền trả, thì giọng điệu của anh đã thay đổi, thay vào tha gửi nhỏ nhẹ, anh đã gay gắt và nói trống không: "Không có tiền, cũng leo lên xe mà ngồi, chỉ sĩ diện hão thôi, lại còn tí tách hạt da, với phì phèo thuốc lá mà không biết ngợng!". Và đây là giọng điệu đáp trả lại của cô gái giang hồ, khi gọi xe, thì lên giọng bà chủ: "Hai hào là đắt rồi, ngày dng chỉ có hào rỡi một giờ thôi". Cho đến lúc không có khách, không có tiền, bị ép vào thế đờng cùng không có tiền trả thì chua xót khốn khó: “Anh đừng nói thế, ai muốn thế này làm gì" [18;62].

Giọng điệu tự ve vuốt của mấy anh văn sỹ kiết xác khi cho “cái nghèo” của mình là “thanh cao”, là “đáng trọng”, là “ghi vào lịch sử”…, và chê bọn nhà giàu: "Còn hơn những thằng nhà giàu, bọn mình có ai thèm bạn với đâu? Mày phải tự kiêu ở chỗ nghèo. Cái nghèo của nhà văn là cái nghèo thanh cao, cái nghèo đáng trọng, cái nghèo phải đi vào lịch sử văn học thế giới. Chúng ta nghèo, vì có bao nhiêu ở trong tim trong óc, chúng ta trút cả ra để làm giàu cho tim óc thiên hạ" [18;662] (Cái tết của những nhà đại văn hào).

Và đây là giọng điệu của những ngời giúp việc, những con sen, đứa ở. Luôn bị quát mắng, đánh đập, nên giọng điệu thờng chỉ có "lạy", "van xin", chẳng hạn: "Lạy bà, anh đòi tụt xuống nghịch mèo. Rồi anh lại đòi mở cũi ra. Con không cho thì anh khóc". [18;426] (Quyền chủ), "Lạy ông, mai ba mơi mất rồi", " Lạy ông thơng con" [18;403] (Thằng Quýt I ).

Ngoài ra, trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan còn có giọng điệu của những ngời "bán mặt cho đất, bán lng cho trời". Quanh năm vất vả nhng vẫn không đủ sống, đó chính là những ngời nông dân ở làng quê. Tuy không nhiều dáng vẽ nh nhôn ngữ đám dân nghèo thành Thị, nhng ngôn ngữ ngời nông dân nghèo lại toát lên một chất giọng mộc mạc, giản dị, chân quê không t lợi, xảo trá, nh đúng con ngời họ. Chẳng hạn giọng điệu dịu dàng tha gửi của chị nông dân khi nói chuyện với ông lý: “Tha thầy, giá nhà con khoẻ khoắn, thì nhà con chẳng dám kêu. Nhng, tha thầy, từ đây lên huyện, những chín cây- lô- mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia " [18;523] ( Tinh thần thể dục). Là những ngời nông dân nh anh Mịch, bác Phô gái, thằng Cò (Tinh thần thể dục), Con mẹ Nuôi (Đồng hào có ma), chị cu Sứt ( Công dụng của cái miệng), vợ chồng anh cu Bản (Ngậm cời ), bác Lan (Hai thằng khốn nạn)… vv, mỗi ngời một hoàn cảnh khác nhau, chung quy lại vẫn là cái kiếp nghèo, nhng cái nghèo ấy không làm thay đổi bản chất tốt đẹp, mộc mạc của họ.

Nh vậy, loại nhân vật nào có ngôn ngữ của nhân vật ấy, mỗi loại đều mang sắc thái riêng, bộc lộ bản chất giai cấp của nó, trộn cũng không lẫn. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách thích hợp đã đem lại một sắc thái đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tạo nên một phong cách riêng của nhà văn.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w