Ngôn ngữ trần thuật giàu kịch tính

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 38 - 41)

1. Lời trần thuật

1.1Ngôn ngữ trần thuật giàu kịch tính

Đọc truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, có thể thấy ngôn ngữ trần thuật giầu kịch tính đã góp phần thể hiện cái nhìn cuộc đời của ông: "Đời chỉ là một sân khấu trò hề".

Ngôn ngữ mang kịch tính, tức ngôn ngữ có tính hành động, tính khẩu ngữ và ngôn ngữ đó "phải đợc tính cách hóa". Dới góc độ "tính hành động" trong ngôn ngữ, dễ nhận thấy trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan lợng động từ hoạt động với tần số cao. Chẳng hạn ví dụ dới đây thể hiện tính kịch qua phép tăng cấp trong lời văn.

"Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trôi xuống cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng ngoạm miếng nữa, nhai ngấu nghiến… Nó không chạy. Nhng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó không nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại

hấp tấp ngốn luôn miếng nữa. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Nh ma vào đầu. Nh ma vào lng. Nh ma vào chân nó" [18;259] (Bữa no...đòn). Trong ví dụ này, chúng ta thấy có sự xuất hiện của nhiều động từ “nuốt”, “trôi”, “ngoạm”, “nhai”, “ngốn”, và "động từ hóa" danh từ "cẳng chân, cẳng tay", và danh từ chỉ bộ phận trên cơ thể con ngời ở đây đã đợc "động từ hóa" thành "đấm", "đá", "thụi", "bịch". Rõ ràng ở đây, nếu tác giả không sử dụng nhiều động từ, tạo nên kịch tính cho lời trần thuật thì không thể diễn tả đợc một không khí sôi động, náo nhiệt,"mất trật tự", của một cuộc rợt đuổi thằng ăn cắp.

Cũng để diễn tả lại hành động của thằng ăn mày trong Cái vốn để sinh nhai, tác giả viết: “Rồi nó chống gậy đi. Nó đi, đi mãi. Đến các cây bên cạnh đ- ờng, nó đứng lại, nó ngắm. Nó nhìn lên, nhìn xuống. Rồi nó lại đi. Sau, nó đến

một cây đa to và cao đáo để. Nó lại đứng im. Lại ngắm, lại nhìn lên, nhìn xuống. Rồi bỏ cái gậy, cái rá với cái nón ở dới gốc. Nó trèo lên. Khó nhọc quá! Nó ôm, nó đạp, cố mãi mới lên tới một cành cao. Nó bám chặt, nghỉ một chốc, nhìn trên

nhìn dới. Rồi nó cố leo lên đợc đến một cành cao hơn” [18;214].

Trong lời trần thuật tác giả đã sử dụng nhiều động từ, để tạo ra hiệu quả giàu kịch tính cho đoạn văn ngắn miêu tả một loạt động tác của nhân vật thằng ăn xin, với một loạt động từ “chống”, “đi”, “đến”, “ngắm”, “đứng”, “nhìn”, “trèo”, “leo”…, thấy đợc sự vất vả, cực nhọc của thằng bé ăn xin, khi nó đang cố gắng làm cho mình trở nên qùe quặt, vì có gãy chân, gãy tay giống nh thằng Cún, ông lão Cóc, Bà cụ lòa thì may ra nó mới xin ăn đợc. Không chỉ lời trần thuật tạo kịch tính cho câu chuyện, mà cái hành động của thằng bé tạo nên sự thơng xót ở bạn đọc dành cho nó. Vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống mu sinh mà nó phải hủy hoại thân xác mình cho què quặt. Qua đây cho thấy, lời trần thuật của tác giả mang đến một thông điệp về cuộc sống của con ngời trong xã hội cũ còn nhiều bất công.

Ngôn ngữ trần thuật giàu kịch tính với cách sử dụng kết hợp câu văn, đoạn văn ngắn có nhiều từ loại động từ, đã góp phần đắc lực đẩy nhanh diễn biến những màn hài kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Kiểu trần thuật này của

Nguyễn Công Hoan, gần với ngôn ngữ trần thuật của một nhà văn cùng thời đó là Nam Cao.

Nam Cao cũng sử dụng ngôn ngữ trần thuật giàu kịch tính với nhiều động từ đợc sử dụng. Trong truyện Đòn chồngta thấy: "Chị bán hàng nhảy ra bóp cổ y. Y giãy giụa. Nhng cái cổ y ngẳng quá, chỉ vừa một chét. Y lại yếu. Mà con mẹ hàng bánh sao mà khỏe thế. Nó dúi đầu y xuống. Mắt y trợn ngợc. Y kêu ằng ặc. Miệng y hốc. Miếng bánh dầy nhả ra. Bây giờ chị hàng bánh mới chịu buông

cổ y, và reolên" [4;116].

Hiện tợng này khác hẳn với Thạch Lam, nhà văn của trào lu văn học lãng mạn, trong ngôn ngữ trần thuật của mình, ông lại sử dụng số lợng tính từ khá lớn để miêu tả: "Một đêm giữa tháng, tôi ngồi buồn trong buồng học, không biết làm gì. Cả nhà đã đi ngủ, và anh Chi với anh Hoạt đi xem tuồng vắng. Tôi ngồi gần bên cửa sổ trông ra sân. ở ngoài, trăng rằm vằng vặc, tờng vôi sáng trắng lên chói lọi. Hai dãy chậu lan cắt bóng xuống mặt sân, và các lá lan đen sẩm lấp lánh ánh trăng cong. Thời khắc rất êm dịu và thú vị. Tôi lặng yên hởng luồng gió mát của

ban đêm" (Tình xa) [26;256]. Với việc sử dụng nhiều tính từ, Thạch Lam dựng lên một bức tranh nhiều màu sắc. Nó không ồn ào náo nhiệt, với những từ ngữ mạnh mẽ nh Nguyễn Công Hoan, nh Nam Cao, mà là những gam màu nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, mang cho ngời đọc một cảm giác khoan thai dễ chịu.

Không nhằm đem lại cảm giác êm dịu, hài hòa, trong từng câu văn, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, để diễn tả kịch tính của sự vật, câu văn thờng ngắn gọn. Mỗi truyện ngắn của ông giống nh một khổ thơ tứ tuyệt, mọi thứ phải dồn nén lại để chứa đựng trong đó một t tởng của tác giả. Vì thế mỗi chữ, mỗi câu văn đều có một trọng lợng đáng kể, đó cũng là cách cần thiết để tạo ra kịch tính trong câu văn. Chủ yếu do lối hành văn có sự vận động liên tục làm nên cái cời khoái trá cho ngôn ngữ trần thuật của ông.

Nguyễn Công Hoan sử dụng ngôn ngữ giàu kịch tính nhằm lật tẩy, lộn trái đời, làm phanh phui bản chất bên trong đợc che đậy bởi bề ngoài hào nhoáng, làm lộ rõ hẳn ra những mâu thuẫn tức cời giữa hiện tợng và bản chất, giữa lời nói và việc làm, giữa nội dung và hình thức, ví dụ: “Thầy quản lại bắt con mẹ phải giơ thẳng tay lên, không đợc cựa. Thầy khám, khám mãi, mãi…Trớc thì con mẹ rúc rích cời. Dần dần, thầy quản quăng cả súng ra bên đờng để khám cho khỏi vớng, và cũng rúc rích cời. Rồi con mẹ cời ngặt nghẹo. ấy thế rồi thầy quản, miệng thì ha hả, đầu thì gật gật, tay thì lôi kéo, bắt con mẹ vào trong túp hàng nớc, có lẽ để khám cho kĩ hơn” [18;60] (Lập gioòng).

Nh vậy, vừa tiếp thu những thủ pháp trần thuật truyền thống, vừa sáng tạo ra phơng thức trần thuật mới, nhằm kịch hóa sự vật, ngôn ngữ trần thuật Nguyễn Công Hoan đã tạo nên một thành công đặc biệt là đa tiếng cời mới, mang giá trị nhân bản và dân chủ vào văn học Việt Nam. Kịch hóa ngôn ngữ trần thuật có thể coi là một hình thức nghệ thuật mới, một yếu tố đổi mới trần thuật, làm phong phú loại hình kể chuyện, làm giàu cho nghệ thuật tự sự trong văn học Việt Nam thế kỷ XX .

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 38 - 41)