Lời độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 58 - 63)

2. Lời đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật 2 1 Lời đối thoại mang kịch tính cao

2.2Lời độc thoại nội tâm

Lời độc thoại nội tâm cũng là một thành phần cốt yếu trong lời văn nghệ thuật, nó đảm nhiệm chức năng quan trọng: biểu hiện thế giới tinh thần bên trong của nhân vật. Là "lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó" [14;127]. Nhà nghiên cứu Tamara Môtlôva xác định độc thoại nội tâm với phạm vi rộng hơn, “bao gồm lời nói không phải phát ra thành lời của nhân vật, lời nữa trực tiếp, nơi mà tác giả nhân danh mình, nhng lại nắm bắt từ ngữ và ngữ điệu của nhân vật, và lời độc thoại nội tâm,

trong đó tiếng nói nhân vật dờng nh đợc tách ra làm hai tiếng nói tranh cãi nhau và hàng loạt lời suy luận chặt chẽ, hoặc lời mang ý nghĩa mù mờ, hỗn loạn”[44;16].

Dựa vào các khái niệm độc thoại nội tâm, mà chúng tôi thấy, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, đợc xây dựng theo nguyên tắc kịch. Chúng tôi gọi là "kịch hóa tâm lý", vì mọi nhân vật đều mang tính ngợc đời, đầy mâu thuẫn với chuẩn mực tâm lý thông thờng, do vậy mà thiên về đối thoại. Tất nhiên là có độc thoại nhng không thể thành "quá trình tâm lý", do vậy chúng tôi tạm đặt tên là

ngôn ngữ mang tính chất độc thoại nội tâm.

So với các nhân vật của Nam Cao, những xung đột trong t tởng hoặc va chạm trong đối thoại luôn tạo nên phản ứng tâm lí làm nảy sinh độc thoại nội tâm. Vì thế trong lời văn nghệ thuật của Nam Cao, lời đối thoại, và lời trần thuật thờng "châm ngòi" cho độc thoại nội tâm xuất hiện. Với nhân vật của Vũ Trọng Phụng, "tiếng nói ngầm" xuất hiện khi có những biến cố, sự kiện bất ngờ trong đời sống, tác động trực tiếp đến tinh thần nhân vật. Sau tai họa khủng khiếp do Nghị Hách gây ra, phải nằm trong nhà thơng, Mịch thấy "đời độc ác vô cùng"(Giông tố). Cả chuỗi độc thoại nội tâm dồn dập đến trong tâm trí Mịch. Đợc bà phó Đoan bảo lãnh, Xuân Tóc Đỏ "cảm thấy đời nó từ nay mà đi dễ thờng đã đi vào kỷ nguyên mới" (Số đỏ).

Còn nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan “chỉ khắc họa nét tính cách đơn giản của một loại nhân vật. Tính cách nhân vật thờng đợc bộc lộ trong một khoảng khắc thời gian nhất định. Nguyễn Công Hoan ít có khả năng mô tả những tính cách phức tạp và quá trình tâm lý phức tạp. Tính cách nhân vật của nhà văn thờng không đợc mô tả trong sự vận động và phát triển”[16;90]. Cho nên, nhân vật thờng mang tính "chức năng", bởi các nhân vật có đặc điểm, phẩm chất cố định từ đầu đến cuối tác phẩm không thay đổi. Do vậy "nội tâm nhân vật cũng thờng đơn giản". Chẳng hạn, đây là một suy nghĩ của nhân vật trong truyện Oẳn tà roằn: "ừ, suýt nữa mình gieo cái vạ tầy đình, giết cả hai nhân mạng. Giá một mình con Nguyệt nó tự tử, thì mặc quách nó, nhng lại đèo cả đứa con ta ở trong

bụng nó!...ừ, tính tháng, tính ngày, quả nó có mang với ta...Vậy đợi lúc nó đẻ, ta lấy con về nuôi, còn việc trăm năm với nó thế nào ta không nên nghĩ trớc" [18;41]. Suy nghĩ này là của nhân vật Phong (ngời tình của Nguyệt). "Ngời tình" mà nghĩ nh vậy, thì rõ ràng đây là một kẻ ích kỷ, và nhẫn tâm "giá một mình con Nguyệt nó tự tử thì mặc quách nó"; là một kẻ vô trách nhiệm "phủi tay thay áo" "đổi trắng thay đen" khi "việc trăm năm với nó thế nào ta không nên tính trớc". Những độc thoại nội tâm của nhân vật Phong, cho thấy một bản chất bỉ ổi, xấu xa mất hết tính thiện của một con ngời. Đó không chỉ là những dòng suy nghĩ ích kỷ, nhẫn tâm, mà rất độc ác, nó có thể lấy đi mạng sống của một con ngời.

Và đây là suy nghĩ của anh phu xe nghèo kiết xác, vì nghèo nên mới đầy "hy vọng " về "một chuyến khách" để may ra trong năm mới sẽ đợc phát tài: "Mời lăm phút nữa, mình sẽ có sáu hào. Sáu hào với hai hào là tám. Thế nào ta cũng nài thêm bà ấy mở hàng cho một hào nữa là chín. Chín hào! Mở hàng ngay vào lúc năm mới vừa đến. Thật là may! Mới năm mới đã phát tài! Thôi, sang năm tất là làm ăn bằng mời bằng trăm năm nay" [18;64].

Không chỉ nghĩ đến sang năm mới sẽ phát tài, mà anh nghĩ ngay đến vợ con anh đang trông cả vào anh. Chính vợ con anh nh tiếp thêm sức lực mà quên đi mệt mỏi, vất vả mà cố thêm chuyến khách, để tết này cả nhà có cái ăn. "Sáng mai, kéo chuyến khách qua ga, xong rồi, ta đánh bát phở tái, rồi mua cho con cái bánh ga tô cho nó mừng. Vợ ta nghe thấy trong túi ta có tiền, thì chắc hớn hở, thấy ta làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cả nhà, tất là thơng ta lắm. Nhng ta sẽ làm ra dáng không mệt nhọc, để vợ chồng con cái ăn tết với nhau cho hể hả"[18;64]

(Ngựa ngời và ngời ngựa).

Anh phu xe đúng là một ngời dân nghèo, nhng hiền lành, chịu thơng, chịu khó, vất vả làm ăn. Đặc biệt anh là ngời giàu tình yêu thơng với gia đình, vợ con của mình. Đó là một phẩm chất tốt đẹp ở những con ngời nghèo thờng ít thấy ở trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Bởi ta thấy các nhân vật của ông chủ yếu là quan lại thì "ăn bẩn", đàn bà thì "dâm ô", gái lớn thì "tân thời", thanh niên

thì "trộm cắp, cớp giật",... xuất hiện rất nhiều trong các trang viết của ông, mà ít thấy một dòng suy nghĩ với một bản chất đầy lơng thiện nh anh phu xe nghèo mà sạch.

Cũng là một nông dân nghèo kiết xác, nhng cách suy nghĩ của nhân vật trong Hai thằng khốn nạn lại khác. Một bên thì cố tởng tợng nằn nì thêm vài xu để có tiền về mua cho con chiếc bánh. Một bên lại nằn nì thêm vài xu thì họ sẽ trả lại tiền mà không mua “Con” nữa thì còn khốn đốn hơn. "Nhng bác nghĩ, nếu cố nằn nì hai xu, thì cha chắc đã đợc, mà không khéo thì bị trả tiền lại. Nghĩ nực cời, mình đã khốn nạn hơn, thì thôi, chịu cầm hai hào tám vậy"[18;51]. Đó là những dòng suy nghĩ của bác Lan khi phải đem bán đứa con của mình cho nhà giàu. Việc bán đi đứa con của bác là một điều nhẫn tâm, nhng với hoàn cảnh nh bác quá khó khăn, đói kém không thể kiếm nỗi miếng cơm, manh áo, sống chết không hay, nên bác hy vọng bán con cho nhà giàu thì ít nhất nó cũng không bị chết đói. Với cách suy nghĩ này, chúng ta có thể cảm thông với suy nghĩ và hành động của bác.

ở truyện Thế là mợ nó đi Tây, cả câu chuyện chỉ là một lời độc thoại của cô vợ bằng hình thức viết th tâm sự với ngời chồng, đang chịu khó ở nhà làm ăn vất vả, để có tiền cho cô ăn học bên Tây. Nhng sắp đến ngày hái quả chờ vợ về, thì ngời chồng nhận đợc th: "Tôi chịu ơn cậu rất nhiều, cũng mong đến ngày công thành danh toại, về để hầu hạ cậu, giúp đỡ cậu trong lúc ốm đau. Nhng mà...tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi, cậu cũng cầm lòng nh tôi h mà cậu bỏ tôi từ trớc, hoặc duyên đôi ta giữa đờng đứt quãng, thì từ nay xin cậu coi nh tôi không có nữa mà thôi" [18;119].

Qua đấy mới thấy, những lời tâm sự của cô vợ thật là bạc bẽo, không còn tình nghĩa vợ chồng. Phải nói đó là những lời độc thoại đầy tàn nhẫn của một cô vợ đã thay lòng đổi dạ.

Lời độc thoại nội tâm của nhân vật, còn đợc thể hiện ở việc, hớng dòng suy nghĩ của mình vào một con ngời khác, để làm rõ hơn bản chất của con ngời ấy, nh trong Mua lợn: "Bà lớn cắp ví, ung dung đi thẳng đến chỗ bán lợn. Sau bà là

một đứa con gái nhỏ ôm cái ô đi theo hầu. Thấy bà lớn sắp qua chỗ mình ngồi và mắt bà hình nh để ý vào từng con lợn một, anh Mấu vừa sợ hãi vừa mừng thầm. Nếu bà lớn đi mua lợn, và mua ngay lợn của anh, thì anh quyết đợc lãi to. Một bà lớn, cứ trông cái mã quần áo phấn sáp thế kia, hẳn chỉ quen ăn chơi, chứ không quen mua bán ở chợ nh những dạng váy đụp nâu sồng. Hai là bà lớn sang trọng, chắc coi tiền nh rác bão, thì ai nói bao nhiêu bà trả bấy nhiêu, thèm gì mặc cả" [18;581].

Những dòng suy nghĩ của anh cu Mấu về Bà lớn, trông vẻ bề ngoài hào nhoáng, bóng bẩy thế kia chắc chắn anh sẽ đợc trả giá cao. Anh chắc mẫm sẽ đợc lãi to cho con lợn béo tốt này. Nhng ở đời này có ai học đợc “chữ ngờ”, vì những dòng suy nghĩ của anh về Bà lớn đều trật lấc. Bởi bản chất ấy đã đợc bộc lộ ra ở cuối tác phẩm khi anh không những không hòa vốn mà còn lỗ to khi bán con lợn cho Bà lớn giàu nhng keo kiệt bẩn thỉu ấy.

Tơng tự với dòng suy nghĩ trên, ở truyện Nỗi lòng ai tỏ, cũng là lời độc thoại nội tâm của bà mẹ, khi đang nghĩ về cô con gái cng của bà không biết đang oán trách gì bà chăng? Mà không chịu tâm sự cho bà biết, để bà cứ nghĩ ngợi mãi mà không ra: "Quái, cô con gái cng của me nào có phải ngời gan góc, kín đáo? Cô giận gì me? Hay cô đã yêu ai? Hay là không bằng lòng ngời mà me đã chọn cho cô? Hay cô đã tự kén đợc ngời nào hơn món ấy mà nay làm nũng để bắt đền me? Một câu chuyện chỉ bạn biết, thì quyết là chuyện tâm sự. Tâm sự đau đớn, đau đớn nh vẫn thờng xẩy ra ở Hà thành hoa lệ này, đến nỗi phải cầu hộp thuốc phiện, đến giải lụa đào, đến dòng nớc, để thoát ly cõi đời, thì là đau đớn to lớn đấy. Phải giải cái đau đớn ấy đi" [18;332]. Những câu hỏi đặt ra liên tiếp nhng đều là những phán đoán, của một bà mẹ quá nuông chiều cô con gái "cng" của mình.

Phân tích các thành phần cấu tạo lời văn nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, có thể nhận thấy, thành phần cấu tạo nào cũng chịu sự chi phối sâu sắc của lời văn nghệ thuật. Lời trần thuật chiếm vai trò chủ đạo để kể nhiều, tả kỹ những bức tranh đời sống và bộc lộ sâu sắc chủ quan của ngời cầm bút. Lời đối thoại và

độc thọai nội tâm nhân vật vừa góp phần cụ thể hóa hiện thực đời sống, bản chất xã hội và tính cách nhân vật. Trong các thành phần lời văn nghệ thuật ngòi bút trào phúng sắc sảo ấy ít khả năng đi sâu thăm dò thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con ngời. Tâm lý nhân vật của ông thờng đơn giản, một chiều, thiếu đa dạng. Song kịch hóa hành động, ngôn ngữ, của nhân vật là một thành công đặc sắc nhất của Nguyễn Công Hoan.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 58 - 63)