Lặp cú pháp để diễn tả hành động, suy nghĩ, tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 93 - 96)

1. Đặc điểm về từ vựng, cú pháp 1 Kiểu câu ngắn

1.3.2Lặp cú pháp để diễn tả hành động, suy nghĩ, tính cách nhân vật

Trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, có rất nhiều hiện tợng lặp cú pháp để miêu tả hành động của nhân vật, bởi vì các nhân vật của ông chủ yếu là hành động. Cho nên để tăng sắc thái hài hớc cho câu chuyện, thì trong nhiều câu văn ngắn, dài, đều có hiện tợng lặp này.

Chẳng hạn hiện tợng lặp chủ ngữ của các câu trong một đoạn văn để nhấn mạnh đối tợng miêu tả. Nguyễn Công Hoan hay sử dụng biện pháp lặp chủ ngữ ở các câu trong một đoặn văn. Đó là hiện tợng lặp tên nhân vật, hoặc các đại từ: nó, thằng, chị, anh, ông, tôi...,gọi thay tên nhân vật giữ chức năng chủ ngữ trong câu. Khi lặp chủ ngữ trong các câu ngắn, dài, tác giả muốn nhấn mạnh suy nghĩ, hành động khắc đậm tính cách nhân vật. Ví dụ đoạn văn dới đây là hiện tợng lặp chủ ngữ trong ngôi “ông”, của ông chủ nhiệm tờ báo Đời Mới đang có một việc gì đó khiến ông có những hành động đi lại, vào ra, không bình thờng. "Ông vào buồng giấy, mắng loong toong để giấy bừa bãi. Ông xuống nhà in, cự cai chẳng chịu trông nom. Ông qua buồng tòa soạn, nắm quả bàng cửa, toan vào, nhng lại quay gót tạt ngang. Ông mở cửa buồng tòa tòa trị sự, đẩy lại đánh thình, ngồi vào ghế, lôi tập báo ở túi ra, vữa khịt mũi, vừa đập mạnh xuống bàn. Rồi ông bấm chuông gọi. Anh loong toong, mặt tái xanh nh thằng ốm, khẽ đi vào. Ông hất hàm hỏi" [18;88] (Ông chủ báo chẳng bằng lòng).

Có đoạn văn lại lợc đi thành phần chủ ngữ của câu, các câu tách ra vừa để diễn tả động tác rời rạc vừa diễn tả trạng thái mệt mỏi, rã rời của nhân vật: "Bà ấy mệt quá. Không lê đợc một bớc. Không kêu đợc một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ

chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi. Không biết mất cái khăn, đôi khuyên, hay năm đồng bạc? Không biết bị nó đánh có đau không? Chờ bà đến sẽ rõ" [18;134]

(Thằng ăn cắp). Đó là hành động, là tâm trạng của bà bán hàng khi phải đuổi bắt thằng ăn cắp, khiến bà “không lê”, “không kêu”, “hết sức”, “hết hơi”, đợc lặp đi lặp lại để nhấn mạnh trạng thái mệt mỏi, rã rời của bà.

Cũng hành động ấy, tâm trạng ấy nhng lại diễn tả một hoàn cảnh khác nhau nh hoàn cảnh Anh xẩm. “Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát nh con quốc kêu thơng” [18;399]. Đoạn văn tả anh Xẩm đang hát. Trừ câu đầu, bốn câu còn lại cũng bị lợc chủ ngữ, với phép lặp cú pháp từ “hát”, cho một đoạn văn ngắn có tới 5 từ “hát”, ngời đọc không còn thấy hình ảnh anh Xẩm, mà chỉ còn nghe thấy tiếng hát “não nề”, “khắc khoải”. Hình ảnh anh Xẩm nh mờ đi, biến mất, chỉ còn thấy tiếng hát bi thơng, ai oán của một kiếp ngời.

Không chỉ là hiện tợng lặp chủ ngữ trong các ngôi “ông”, “bà”, “anh”… mà còn là chính tác giả nhảy vào làm trò, tức là tác giả nhập vai nhân vật và xng "tôi", và lúc này nhân vật "tôi", cũng nhảy vào làm trò, với những hoạt động đợc lặp lại đi lặp lại: "Tôi chỉ muốn bay lên trời. Tôi chỉ muốn thụt xuống đất. Chỉ một phút nữa, tôi sẽ biết đời tôi ngắn hay dài" …"Tôi giấu đâu. Tôi quên thật. Tôi chỉ nhớ nhà mà thôi" [18;288] (Samandji II). "Tôi ôm đầu kêu, nhng ông huyện không tha. Tôi ngã lăn ra, rồi bị mũi giầy Tây thúc vào mạng mỡ tôi đau nhoi nhói" [18;473] (Thằng ăn cớp). "Ngời ta van lơn tôi. Ngời ta khuyên giải tôi. Ngời ta an ủi tôi [18;545] (Tôi tự tử ).

Hiện tợng lặp các thành phần câu để diễn tả hành động của nhân vật trong ngôi "Nó" xuất hiện rất nhiều trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, để miêu tả những hành động và diễn biến không bình thờng: "Nó đánh liều tiến đến, vừa tiến vừa lo. Nó bớc chân lên thềm, trống ngực bắt đầu nổi mạnh. Nó đã trông thấy quan ông. Nó lại sợ nữa. Vì lo sợ quá, nên quên đứt rằng chính nó đi trình việc mất trộm. Nó lại tởng nh nó là đứa ăn trộm vậy. Nó rón rén, đứng nép vào cạnh cửa, thập thò, nghé vào trong, và lắng tai nghe. Nó thấy quan đang dặn dò

cậu lệ xuống nhà bảo nhà bếp ninh cho thật dừ cái chân giò"[18;461](Đồng hào có ma).

Hành động của con mẹ Nuôi lại do tâm lý sợ sệt chi phối. Tâm lý ấy đã biến chị từ là kẻ đi trình báo mất trộm lại có hành động nh kẻ trộm: "liều","lo", "trống ngực nổi mạnh","sợ","rón rén","đứng nép","thập thò","ghé","lắng tai", “thấy”. Nhà văn đã đảo ngợc tình thế đi trình báo của con mẹ Nuôi, bị mất trộm, thành kẻ trộm, tạo nên một tiếng cời hài hớc, lẫn thơng cảm cho hành động và tâm trạng của chị trớc vị quan có tiếng “ăn bẩn” này.

Cũng giống nh hành động của con mẹ Nuôi, trong Cái ví ấy của ai, hình ảnh Thằng bồi khi nhìn thấy cái ví của bà nào, cô nào đó để quên, mà nó lại đâm ra sợ”, “run”, “rối trí”…, nh là chính mình ăn cắp: "Nhng tò mò, nó nhìn, nó nắn, nó đoán. Nó chẳng có thể nhận là cái ví ấy của ai, vì hôm qua bà nào cũng có ví kiểu này và mầu ấy. Nó lật đi, lật lại, rồi không biết nó nghĩ thế nào, nó tặc lỡi, đánh bạo mở ra xem trộm. Nó nhìn vào trong ví. Nó giật mình đánh thót. Nó run lên, nó sợ quá. Nó rối trí, nó vội đậy ngay ví lại và để trả vào chỗ cũ. Trống ngực nó thình thình" [18;211].

Tơng tự, có rất nhiều kiểu lặp cú pháp để diễn tả hành động, suy nghĩ và tính cách khác lạ của nhân vật khác nhau, chẳng hạn trong Gói đồ nữ trang, để chỉ trạng thái tởm lợm, và tức tối của chị vợ khi ông chồng mang về một cái thùng lạ, bắt chị cất đi với cái mùi hôi thối bốc ra, làm chị phải, “nôn”, “ọe”, “khạc”, “nhổ”… “Nó liền ngồi dậy, nào nôn, nào ọe, nào khạc, nào nhổ, nào nhăn mặt, nào bịt mũi, rồi nó vào trong nhà, khép kín cửa lại, nằm lăn trên giờng, mồm thì chửi rủa cái thằng chồng ngu ngốc đem rớc cái nợ ấy vào nhà" [18;126] (Gói đồ nữ trang).

Có thể nói kiểu câu văn lặp là một kiểu câu đặc trng của câu văn Nguyễn Công Hoan, tạo nên nét đặc trng cho phong cách ngôn ngữ của ông. Nhà văn thờng sử dụng câu lặp để nhấn mạnh, để gây cời, tạo nên ngôn ngữ kịch tính của ngời trần thuật, và kịch hóa hành động đóng kịch của nhân vật. Đây chính là phơng diện nghệ

thuật hữu hiệu để nhà văn khắc họa những hành động, suy nghĩ trong thế giới nhân vật phong phú, bề bộn ở truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 93 - 96)