Giọng suồng sã, bông lơn

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 63 - 65)

3. Giọng điệu

3.1.1 Giọng suồng sã, bông lơn

Theo M.Bakhtin: "Tất cả những cái gì nực cời đều gần gũi... Tiếng cời có sức mạnh tuyệt vời kéo đối tợng lại gần, tiếng cời lôi cuốn đối tợng vào khu vực tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó nó từ khắp phía".

Giọng suồng sã của Nguyễn Công Hoan, xét đến cùng, bắt nguồn từ quan niệm về nhân sinh và nghệ thuật của ông. Phải chăng ông quan niệm xã hội chỉ là một tấn trò đời, với những tấn kịch, trò hề, nhơ bẩn đểu cáng, xỏ xiên. Nh vậy thì cần gì đến thứ văn chơng đạo mạo, lễ nghĩa, sang trọng, bóng bảy. Văn của ông nh muốn san bằng mọi thứ tôn ti trật tự trong xã hội. Đối với ông, trong xã hội này không có sự phân biệt giữa cao cả, thấp hèn. Đấy chỉ là cái áo khoác bề ngoài, chỉ là sự đóng trò giả tạo. Văn ông muốn lột trần tất cả để thấy ai cũng nh ai. Do đó

mà từ Hán Việt vốn chỉ để diễn tả các từ có sắc thái trang trọng, nhng trong văn ông lại đợc dùng để gây cời.

Trong truyện Thầy cáu tác giả viết: “Lắm đứa sợ thầy đánh, hoặc vô ý không biết, cứ đa cả vào lớp cho thầy và bạn hởng chung cái tác phẩm của nhà soạn giả ẩn danh” [18;239]. “Tác phẩm” của “nhà soạn nhạc ẩn danh” là cái gì? Hai chữ “tác phẩm”, thực chất là chỉ mùi thối đã làm náo loạn lớp Đồng ấu của “nhà soạn nhạc ẩn danh” tức là ông thầy. Nếu nói kiểu thông tục: “Lắm đứa sợ thầy đánh, hoặc vô ý không biết, cứ đa cả vào lớp cho thầy và bạn hởng chung cái mùi thối”, thì đâu còn là hài hớc, bông lơn, đâu còn là Nguyễn Công Hoan.

Vẫn giọng suồng sã, bông lơn ấy trong Thịt ngời chết: “Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện t pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc và cùng trịnh trọng khạc nhổ”. ở đây từ “trịnh trọng”(Hán Việt), và từ “khạc nhổ” (thuần Việt) đi liền nhau lại không hợp nhau về nghĩa. Đã “khạc nhổ” hẳn chẳng có gì là “trịnh trọng” cả. Từ sự đối lập về sắc thái này không chỉ làm bật lên tiếng cời hài hớc, bông phèng, mà đó còn là sự mỉa mai về cách “làm việc” của vị “quan huyện t pháp”. Nh nhận xét của Nguyễn Thái Hòa về giọng văn của Nguyễn Công Hoan “giọng hài hớc là chủ đạo”, “giọng hài hớc là bất biến ngay cả khi không có gì đáng cời, thậm chí cả khi mọi ngời cho là nghiêm túc nhất” [17;161].

Tất nhiên ở đây hài hớc chỉ là trên bề mặt, còn d vị đằng sau là nớc mắt. Tiếng cời hài hớc bông lơn, không phải là sự đối lập tuyệt đối với các giọng điệu trào phúng khác, nên đôi khi ngay cả lúc cời cợt vui vẻ, tiếng cời của Nguyễn Công Hoan cũng chuyển sang mạch ngầm ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội sâu kín bên trong. Chẳng hạn trong Cái tết của những nhà đại văn hào, Nguyễn Công Hoan viết: “Cái nghèo của nhà văn là cái nghèo thanh cao, cái nghèo đáng trọng, cái nghèo phải ghi vào lịch sử văn học của thế giới. Chúng ta nghèo, vì có bao nhiêu ở trong tim trong óc, chúng ta trút cả ra hết để làm giàu cho tim óc thiên hạ" [18;662]. Khi đùa cợt “cái tết của các đại văn hào”, Nguyễn Công Hoan đã đá

ngầm xã hội đồng tiền, coi thờng tài năng nhân cách con ngời, lu đầy thân phận nghệ sĩ vào kiếp "áo cơm ghì sát đất".

Giọng điệu hài hớc, suồng sã ấy còn thể hiện trong truyện Chính sách thân dân: “Mà thực, giá ông này có khôn thiêng mà nhìn thấy sau linh cữu mình, một vị đeo thẻ bài ngà lững thững đi một cách nghiêm trang, thì có lẽ sung sớng quá đến nỗi sống lại mất” [18;600]. Hai từ “lững thững” và “nghiêm trang”, cũng đối lập nhau về sắc thái. Đã lững thững hẳn còn gì là nghiêm trang. Cái hài hớc mà nhà văn tạo ra ở đây chính là “có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cời, mua vui (....), kín đáo thâm trầm không lộ liễu (…), khéo léo nhẹ nhàng vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra tiếng cời bất ngờ, giúp ngời ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cời mà phân biệt đúng sai" [14; 114].

Ta có thể thấy nhiều ví dụ tơng tự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Dù sao thì giọng hài hớc, bông lơn vẫn có cái "vô t" của nó. Vì thế nó là tiếng cời sảng khoái, thoải mái nhất trong văn học trào phúng, nó giống nh nốt lặng sau cao trào bản nhạc. Nó là quảng nghĩ hồn nhiên sau những căng thẳng dữ dội. Nó nuôi dỡng hứng thú thẩm mĩ, góp phần lành mạnh hoá đời sống tinh thần của mỗi con ngời.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w