Thăm dò lảng tránh

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 52 - 54)

2. Lời đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật 2 1 Lời đối thoại mang kịch tính cao

2.1.2 Thăm dò lảng tránh

Trong đối thoại, nhân vật này thờng đa ra lời mang tính thăm dò một vấn đề mà mình quan tâm để nhân vật kia trả lời. Vì thế mà lời thăm dò là một câu hỏi. Lời lảng tránh lại không trả lời vào nội dung câu hỏi mà lại nói một vấn đề khác. Lời lảng tránh này tạo ra sự thắc mắc cần phải giải đáp cho nhân vật có lời thăm dò (và cả ở độc giả). Có thể coi đó là một hiệu ứng tâm lý trong đối thoại, chẳng hạn trong truyện Oẳn tà roằn.

"- Con có cứng cát không? Mợ có nhiều sữa không?

- Yên cho tôi nằm nghỉ.

- Cho tôi bế con một tí, có giống tôi hay giống mợ?

- Im cho nó nằm" [18;46].

Trong đoạn đối thoại trên cô Nguyệt lảng tránh bằng cách trả lời những câu chẳng dính dáng gì đến câu hỏi của Phong (ngời tình), để che dấu sự kiện “bất th- ờng” về đứa con.

Trong Ngựa ngời và ngời ngựa, một cảnh đối thoại khác, một anh phu xe khốn khổ đã phải cố đón thêm chuyến khách để trớc giao thừa về nhà còn lo sửa soạn tết, lại vớ phải cô gái giang hồ, gọi cuốc xe luẩn quẩn kiếm khách mà không

có. Do không có khách, nên khi anh phu xe đòi tiền, thì cô gái giang hồ đã tìm mọi cách để lảng tránh.

- “ Thế cô đi xe tôi từ chín giờ, cô không trả tiền tôi à?

- Bây giờ tôi không biết làm thế nào.

- Tôi kéo cô lên Cẩm

- Lên Cẩm thì tôi đành lên với anh, chứ tôi biết làm thế nào?

- Thế mà cũng vác mặt mặc cả xe giờ, lại còn vay tiền ngời ta mà mua thuốc lá với hạt da!

- Nhà tôi ở ngay ngõ Hàng Bún, khi nào anh đi qua, thì tôi trả tiền anh chứ gì!

- Chứ gì! Một trăm ngõ hàng Bún, ai biết ngõ nào mà tìm!

- Tôi không có tiền đâu, chả tin anh khám mà xem.

- Tôi không khám, cô trả tiền cho tôi về !

- Đây, hay là phu- la , áo, đồng hồ đây, anh muốn lấy thức gì thì lấy.

- Tôi lấy để làm ma mẹ tôi à?" [18;65] .

Trong truyện Tôi cũng không hiểu tại làm sao (I), là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong phòng làm việc nơi công sở.

"Thoạt vào, Nghĩa đã vui vẻ nói ngay:

- Có lẽ đến tám chín giờ nó mới ra sở, tội gì không hởng lấy vài phút tự do? Này Sinh, bảo cái đã...

Sinh nhếch mép, cời lấy lòng bạn, nhng tay vẫn cầm bút. Anh hỏi:

- Anh bảo gì?

- Hôm qua nhật trình đăng Tàu Nhật đánh nhau thế nào? Sinh cời, không đáp, nói lảng:

- Cái giấy tôi đánh máy dở, loong- toong có để bàn bên ấy không? [18;436]. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Sinh và Nghĩa cũng với mục đích thăm dò và lảng tránh. Nhân vật Sinh đáp trả lời nhân vật Nghĩa bằng một câu nghi vấn: "Cái giấy tôi đánh máy dở, loong toong có để bàn bên ấy không?". Câu đáp của Sinh bằng một câu hỏi, không có gì ăn nhập với câu hỏi của Nghĩa. Bởi anh không

muốn bị cuốn theo những câu chuyện phù phiếm của những ngời mà anh vẫn biết ngầm là "thiếu nhân cách". "Bao giờ ông Sếp không có mặt tại sở, thì suốt cả, từ ông Pháp sắp về hu cho chí bác loong- toong tập sự, ai nấy tự do tán gẫu cùng nhau, mặc kệ ai có việc phải ngấp ngó ở ngoài hè chờ đợi" [18; 435]. Do đó anh né tránh, bởi anh muốn làm việc một cách thẳng thắn, tự do, không hổ thẹn với l- ơng tâm mình.

ở truyện ngắn (Samandji II), cuộc đối thoại giữa hai nhân vật cũng đều né tránh câu trả lời trực diện.

" Tôi lên tiếng:

- Này chị! Anh ấy đâu?

Vợ Samandji không trông lên, cũng không trả lời. Hắn nâng chiếc ảnh bằng hai tay, và nựng:

- Âu! Ngoan nhé! Rồi tôi ru cho mà ngủ nhé! Tôi sửng sốt cả ngời, tức đầy lên cổ. Tôi hỏi dồn:

- Anh ấy đâu? Chị ăn nói nhảm nhí thế à? Liệu không có tôi mách anh ấy cho mà xem!

- Gớm! Chỉ đợc cái thế thôi" [18;281].

ở đoạn đối thoại này, nhân vật "tôi" đa ra một câu hỏi vợ Samandji, nhng cô vợ Samandji, vì có ý muốn quan hệ bất chính với nhân vật "tôi", bạn của chồng mình, nên đã nói dối nhân vật "tôi", để đến gặp Samandji có việc. Và để đạt mục đích tiến xa hơn trong quan hệ tình cảm, cô vợ đã liên tiếp né tránh câu trả lời trực diện của nhân vật tôi, mà đáp lại bằng cử chỉ "nâng chiếc ảnh tôi lên"và "Âu ngoan nhé. Rồi tôi ru cho mà ngủ nhé". Với hành vi cử chỉ đó, chị vợ Samandji muốn gián tiếp thăm dò thái độ, phản ứng của tôi ra sao. Nhng nhân vật tôi không tỏ thái độ đồng tình, mà né tránh sự khêu gợi của chị vợ.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w