Lặp cú pháp vừa để diễn tả, vừa để gây cờ

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 91 - 93)

1. Đặc điểm về từ vựng, cú pháp 1 Kiểu câu ngắn

1.3.1 Lặp cú pháp vừa để diễn tả, vừa để gây cờ

Trong Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, để chỉ sự hiếu tử của ngời con khi làm ma cho mẹ, tác giả miêu tả cách ông chủ hãng ô tô Con cọp cố làm đám ma thật to, thật linh đình, để mọi ngời nhìn vào "càng khâm phục cái bụng hiếu thảo, không bến không bờ của y", ví dụ: "Đoạn đến hàng trăm câu đối, cái vàng, cái trắng, cái đen, cái tím, cái xanh, cái bằng xa-tanh, cái bằng vóc, cái bằng lợt, cái bằng dạ, xếp hàng đôi, mà trẻ con cầm đứa nào cũng mặc áo dài trắng". "Nào hoa tai, nào

hột vàng, nào tráp đồi mồi, nào ống nhổ sứ, ai trông cũng đoán đợc là nhà giầu" [18;161].

Đó không chỉ là hiện tợng lặp các thành phần câu trong một câu ghép, mà còn mang tính liệt kê, thể hiện rõ sự giàu có vô đạo đức của ông chủ khi báo hiếu cho mẹ. Lúc mẹ sống thì đuổi ra khỏi nhà vào một đêm tối ma, gió, rét, đến lúc chết lại tỏ ra là đứa con có hiếu, làm đám ma thật to, thật linh đình có đến “hàng trăm câu đối”, với đủ các màu; vàng, trắng, đen…, với các chất liệu khác nhau; bằng vóc, bằng dạ…, câu văn tạo nên tiếng cời xót xa không chỉ cho bà mẹ, mà cho cả đứa con vô đạo này. Đúng là một sự hài hớc, đầy châm biếm của tác giả.

Tơng tự chúng ta thấy rất nhiều hiện tợng lặp các thành phần câu trong một câu ghép, nhằm mục đích gia tăng sắc thái hài hớc trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chẳng hạn trong các ví dụ sau: “Cả một vùng trời lam lồng lộng, cả một dải nớc đỏ mênh mang, cả một con đê xám ngòng nghèo, cả một làn ruộng xanh mút tít, đẹp thì có đẹp, nhng ông cho là nó cha có vẻ nên thơ bằng đôi má lúm đồng tiền của thiếu nữ”[18;484] (Nạn râu).

Hiện tợng lặp cấu trúc cú pháp cho một câu văn dài với từ “cả một…” đều đặn và dùng một loạt những tính từ bóng bẩy làm bổ ngữ: “lồng lộng”, “mênh mang”, “ngòng nghèo”, “xanh mút tít”. Ngời kể chuyện đã đặt vào trờng nhìn nhân vật một cảnh “nên thơ”. Ngời đọc tởng đó là một nhân vật đầy tính lãng mạn bay bổng, nhng thực ra đó chỉ là sự so sánh đầy thú vị về cái “mặt nạ” lãng mạn bay bổng kia khi rơi xuống chỉ còn trơ ra bộ mặt háu gái của ông “cha có vẻ nên thơ bằng đôi má núm đồng tiền của thiếu nữ”. Lối so sánh lặp cú pháp trên của nhà văn, ngoài sự diễn tả còn tạo nên tiếng cời châm biếm, mỉa mai đối với những ông huyện Văn Giang.

ở một truyện khác, ngòi bút trào phúng của Nguyễn Công Hoan tỏ ra rất sắc sảo khi miêu tả đám "gái mới" lãng mạn, con nhà giàu, nhõng nhẹo đua đòi, ăn diện và yêu đơng tự do. Nguyễn Công Hoan dứt khoát lên án làn sóng "âu hóa", "vui vẻ trẻ trung", lan tràn thành thị khi đó. Chẳng hạn trong Cô Kếu, gái

tân thời, cả một đoạn văn dài với các các thành phần lặp đi lặp lại, nhằm nhấn mạnh sự làm dáng của cô Kếu. "Cô mơ màng, cho nên cô thèm quá rồi! Cô không chịu nổi nữa. Cô đành liều. Cô giấu bà cụ, sắm một mẻ toàn những thứ tân thời... Rồi cô uốn lại mái tóc cho cong xuống, và thò ra mang tai. Rồi cô bôi phấn khắp mặt, tai và gáy. Rồi cô vơn cổ ra để xoa cho đều. Rồi cô rề môi ra để tô môi son" [18;182] .

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w