1.4.3.1. Các yếu tố bên ngoài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tiếng Anh đã thực sự trở thành một phương tiện giao tiếp hữu ích, là công cụ giao tiếp mới, giúp người học nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của mình qua việc tiếp xúc, tìm hiểu và chọn lọc được những tri thức văn hoá không những của riêng dân tộc có thứ tiếng đó mà còn của cả loài người.
Thực tế đặt ra cho ngành giáo dục đối với việc dạy và học tiếng Anh là đào tạo ra nguồn nhân lực lao động có chất lượng cao, có khả năng sử dụng được tiếng Anh như một công cụ giao tiếp trong công việc hàng ngày.
Đánh giá cao vai trò của ngoại ngữ trong xu thế hội nhập toàn cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020”, trong đó, xác định vai trò quan trọng của ngoại ngữ đối với thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước và đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm của việc dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008- 2020, cũng như nêu rõ yêu cầu sản phẩm đào tạo đối với bậc giáo dục chuyên nghiệp là:“...học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong học tập và làm việc tương đương với học sinh ở các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu lao động và khả năng cạnh tranh nhân lực của đất nước”
Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương, các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước hàng năm đều xây dựng kế hoạch năm học đối với môn tiếng Anh và triển khai thực hiện đối với GV và HD Nhà trường.
1.4.3.2. Các yếu tố bên trong
Chất lượng dạy học môn tiếng Anh phụ thuộc vào các yếu tố bên trong của từng nhà trường, như: Công tác quản lý; Người dạy; Người học; Nội dung, Phương pháp; Cơ sở vật chất, TBDH.
a) Về sự phân cấp quản lý:
* Các chủ thể quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh là:
- Hiệu trưởng: Phải là người có trình độ và năng lực quản lý; phải nhận thức sâu sắc vai trò của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập để từ đó có kế hoạch: tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên; xây dựng chương trình, mục tiêu môn học; đầu tư CSVC và TBDH đáp ứng yêu cầu môn học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Trưởng phòng Đào tạo và Công tác Học sinh: Hỗ trợ, tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý dạy - học tiếng Anh.
- Tổ trưởng chuyên môn:
+ Về trình độ chuyên môn: phải là người đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Như vậy, trình độ tối thiểu của tổ trưởng chuyên môn ở các trường TCCN phải đạt trình độ Cử nhân chuyên ngành tiếng Anh trở lên.
+ Về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng quản lý: Tổ trưởng bộ môn phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng quản lý, trình độ lý luận chính trị và phải có đầy đủ phẩm chất khác của người lãnh đạo.
* Việc thực hiện các chức năng quản lý:
- Hiệu trưởng: hành động quản lý của Hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp với thầy, gián tiếp trò, thông qua hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt động học của trò.
+ Nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên hướng vào quản lý: Việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học; Việc quản lý phương pháp, phương tiện dạy học; Việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp; Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;
+ Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh: Quản lý hoạt động xảy ra trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường, ở gia đình và được thể hiện qua nhiều hình thức: học trên lớp, thực hành, ngoại khóa, tự học ở nhà.
Ngoài ra, Hiệu trưởng còn giám sát và bao quát chung toàn bộ hoạt động giảng dạy và thực hiện mục tiêu của giáo viên thông qua Tổ trưởng bộ môn. Tuy nhiên, Hiệu trưởng có thể xuống lớp kiểm tra đột xuất một tiết giảng của giáo viên nào đó để tránh hiện tượng giáo viên chỉ giảng dạy tốt và áp dụng phương pháp dạy học tích cực qua các tiết dự giờ và thao giảng.
- Trưởng phòng Đào tạo và Công tác Học sinh: Nắm vững mục tiêu, chương trình môn học, kế hoạch, lịch trình giảng dạy của GV và quy chế tính điểm để theo dõi chất lượng dạy - học của GV và HS; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và lên lớp của GV cho bảo đảm
tiến độ năm học; phân công cho bộ phận phụ trách môn học để có báo cáo thường xuyên, định kỳ về kết quả dạy - học của GV và HS.
- Tổ trưởng bộ môn: là người quản lý trực tiếp GV và chịu trách nhiệm trước BGH, phòng Đào tạo về GV của tổ mình. Nội dung quản lý của tổ trưởng bộ môn:
+ Đối vớiGV: Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch và lịch trình giảng dạy, kế hoạch lên lớp theo từng tuần; quản lý việc GV sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học từng tiết học, nhất là việc đổi mới PPDH; quản lý việc GV soạn bài, chuẩn bị lên lớp (chủ yếu thông qua việc kiểm tra giáo án và kiểm tra đột xuất một số tiết dạy) và quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tuần, theo tháng và theo học kỳ để báo cáo phòng Đào tạo và BGH.
Vì vậy, tổ trưởng cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo GV hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, họ cũng cần quan tâm đến đời sống, mong ước, nguyện vọng chính đáng của GV, nhất là nhu cầu được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ để đề xuất với BGH giải quyết những yêu cầu trong điều kiện cho phép.
+ Đối với HS: quản lý gián tiếp thông qua kết quả học tập do GV báo cáo; quản lý thông qua các hoạt động ngoại khóa, như; Olympic tiếng Anh, Festival tiếng Anh, câu lạc bộ tiếng Anh và các hoạt động giao lưu với các trung tâm ngoại ngữ liên kết.
b) Về người dạy:
- Yêu cầu về trình độ: GV dạy tiếng Anh ở TCCN phải đạt trình độ từ cử nhân chuyên ngành tiếng Anh trở lên
- Yêu cầu phẩm chất, năng lực dạy học tiếng Anh: Ngoài trình độ chuyên môn cần thiết, GV tiếng Anh phải am hiểu và có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành; có khả năng và kinh nghiệm giao tiếp với người nước ngoài; có kỹ năng sư phạm và khả năng truyền đạt kiến thức tốt.
c) Về người học:
Yêu cầu đối với người học: đã được học tiếng Anh ở bậc học phổ thông, phải có vốn tiếng Anh và kỹ năng học ngoại ngữ nhất định. Có như vậy, khi học ở TCCN mới có khả năng theo học, nhất là đối với tiếng Anh chuyên ngành.
Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định tại khoản 1, điều 32 của Luật Giáo dục 2005 “TCCN được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp THPT”. Bởi vậy, đầu vào của HS TCCN không đồng đều, thậm chí, có những HS ở vùng sâu, vùng xa chưa bao giờ được tiếp xúc với một ngoại ngữ nào. Điều đó, vô hình chung đã gây nên những bất cập và khó khăn trong quá trình dạy tiếng Anh ở TCCN
d) Nội dung và phương pháp giảng dạy
- Nội dung: Nội dung dạy học quyết định đến trình độ chuyên môn của người học sau khi tốt nghiệp. Họ có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không là do trong quá trình học tập, họ được học những gì và họ làm ra sao khi ra trường.
Nội dung môn tiếng Anh ở TCCN hiện nay đã đáp ứng mục đích, yêu cầu chương trình đào tạo người lao động có trình độ trung cấp, song, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. Đó là do, khả năng thực hành Tiếng của HS còn kém. Sau khi ra trường, rất ít HS có khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát.
- Phương pháp giảng dạy: Hiện nay, PPDH môn tiếng Anh ở TCCN còn lạc hậu, nhiều GV không hoặc ít áp dụng PPDH mới vào giảng dạy nên chất lượng môn học không cao. Tình trạng GV “dạy chay” diễn ra phổ biến nên không kích thích người học khiến cho kết quả học tập không cao.
đ) Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
CSVC và TBDH phục vụ cho môn học tiếng Anh ở các trường TCCN hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và thiều thốn. Đa số ở các trường, việc