Quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiếng Anh của G

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 64)

1 Ý thức thái độ học tập tiếngAnh trên lớp

2.4.3. Quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiếng Anh của G

Anh của GV

2.4.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý hoạt động dạy của GV

a) Thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng

Hàng năm, BGH đều triển khai các chủ trương, văn bản, kế hoạch dạy - học tiếng Anh cho các CB, GV, HS và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, giám sát việc thực hiện.

BGH giao cho phòng Đào tạo và trưởng bộ môn trực tiếp quản lý GV và phải báo cáo thường xuyên tình hình giảng dạy của GV. Tuy nhiên, BGH cũng sẽ kiểm tra bất thường, đột xuất đối với bất cứ GV nào nhằm tránh sự giảng dạy đối phó, hình thức của GV.

BGH xây dựng các chính sách, chế độ khen thưởng đối với GV và HS có thành tích tốt và có biện pháp kỷ luật đối với những sai phạm trong giảng dạy và học tập.

Trong những năm qua Nhà trường đã triển khai một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về vai trò của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập.

b) Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Trưởng phòng Đào tạo

- Ngay từ cuối năm học trước, trên cơ sở dự báo tình hình tuyển sinh năm học mới, trưởng phòng Đào tạo cùng với trưởng Bộ môn xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình môn học và triển khai thực hiện đến từng GV bộ môn;

- Xây dựng tiến độ giảng dạy của môn học, từ đó phân công giảng dạy đối với từng GV cho phù hợp;

- Phân công cán bộ phụ trách môn học và yêu cầu báo cáo tiến độ giảng dạy từng tuần;

- Thường xuyên kiểm tra Sổ vào điểm trên lớp và Sổ tay GV theo tuần, theo tháng về việc cho điểm đúng quy định, đúng yêu cầu, từ đó nắm được tình hình và kết quả học tập, rèn luyện, thái độ học tập của học sinh để đôn đốc, nhắc nhở những giáo viên chưa hoàn thành, hoặc có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với những học sinh chưa đủ điểm;

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện công tác giảng dạy đúng kế hoạch, nội dung chương trình môn học;

- Thường xuyên báo cáo với BGH về tình hình dạy- học tiếng Anh theo tuần, tháng trong cuộc họp giao ban; tham mưu cho BGH về việc nâng cao chất lượng dạy- học tiếng Anh, như: liên kết và hợp tác đào tạo với các trung tâm ngoại ngữ uy tín; mời giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường và các hoạt động ngoại khóa khác;

- Cử GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công nghệ thông tin để ứng dụng vào giảng dạy; tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới; các lớp nâng cao trình độ chuyên môn.

c) Thực trạng quản lý hoạt động dạy của trưởng Bộ môn tiếng Anh - Tổ trưởng bộ môn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch và lịch trình giảng dạy, kế hoạch lên lớp theo từng tuần, tháng và học kỳ.; Kiểm tra, đôn đốc việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV (chủ yếu thông qua việc kiểm tra giáo án và kiểm tra đột xuất một số tiết dạy); Kiểm tra, đôn đốc GV sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học và tự làm đồ dùng dạy học; Kiểm tra, đôn đốc GV thực hiện việc xây dựng và lồng ghép nội dung tiếng Anh chuyên ngành vào giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đào tạo của trường Trung cấp Chuyên nghiệp; Đôn đốc, nhắc nhở GV trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tuần, theo tháng và theo học kỳ để báo cáo phòng Đào tạo; Xây dựng kế hoạch và cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục & Đào tạo và Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Trong tất cả các nội dung quản lý trên, việc xây dựng kế hoạch hoạt động của Bộ môn rất quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến kết quả dạy và học tiếng Anh.

Để đánh giá về thực trạng công tác kế hoạch hóa của Bộ môn tiếng Anh, chúng tôi đã hỏi ý kiến 15 CBQL Nhà trường

Đối với tiêu chí đánh giá về thực trạng công tác kế hoạch hóa của bộ môn tiếng Anh, khảo sát theo năm mức: tốt, khá, trung bình, chưa tốt, kém và gán điểm như sau:

+ Tốt : 4 điểm + Khá: 3 điểm

+ Chưa tốt: 1 điểm + Kém: 0 điểm

Tiêu chí đánh giá hoạt động học tiếng Anh của HS được thiết kế theo 5 mức độ: + Mức độ tốt: từ 3.5 - 4.0 + Mức độ khá; từ 2.5- 3.4 + Mức độ TB: từ 1.5 - 2.4 + Mức độ chưa tốt : từ 1,0 – 1,4 + Mức độ kém: không có điểm Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.17

Bảng 2.17: Đánh giá của BGH về công tác kế hoạch hóa của Bộ môn tiếng Anh

TT Nội dung Đánh giá Tốt Khá TB

Chưa

tốt Kém ĐiểmTB Thứ bậc

X

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w