- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của G
3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy Tiếng Anh của nhà trường
ngũ GV dạy Tiếng Anh của nhà trường
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những công tác vô cùng quan trọng, có ý nghĩa nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Bồi dưỡng nhằm bổ sung cập nhật, đào tạo tiếp tục và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV nhằm mục đích đáp ứng tối đa cho yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, khắc phục những hạn chế, thiếu sót về mặt quan điểm, nội dung phương pháp dạy học.
GV có thêm cơ hội cập nhật kiến thức, những tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu về đào tạo được mở rộng hiện nay của nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Bồi dưỡng cho GV phải thể hiện được chủ yếu những mặt cơ bản sau:
+ Có tâm: Yêu nghề, yêu quý HS, có khả năng hoà đồng giúp đỡ đồng nghiệp, có tinh thần cộng tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Có trí thức: Giỏi nghề, năng động, sáng tạo.
+ Có kỹ năng: Có khả năng vận dụng thành thạo những tri thức chuyên môn vào hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học.
+ Có phương pháp khoa học: Làm việc theo khoa học, tổ chức tốt các hoạt động một cách khoa học.
+ Có sức khoẻ để đảm bảo thực hiện tốt công việc. - Các GV cần phải bồi dưỡng về các kỹ năng như:
+ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng hướng dẫn HS hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành và kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm, trắc nghiệm tự luận.
+ Bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng soạn giáo án, nhất là giáo án điện tử
+ Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng chung mang tính công cụ như kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, kỹ năng tham gia hội thi nghiên cứu tài liệu...
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Ngay từ đầu năm học, BGH kết hợp với phòng Tổ chức và phòng Đào tạo & Công tác HS xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn cho GV trên cơ sở căn cứ vào trình độ hiện có của GV, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của GV, căn cứ vào những điều kiện khác như lứa tuổi, điều kiện về gia đình, nhu cầu được bồi dưỡng của bản thân mỗi GV….
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường cho GV bằng cách mời các chuyên gia nước ngoài, các giảng viên ở các trường đại học, học viện. Ngoài ra, nhà trường có thể liên kết đào tạo với một số trường đào tạo của nước ngoài để gửi số GV đi bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề hoặc dự án.
- Nhà quản lý khuyến khích các GV tự học, tự bồi dưỡng như học chuyên môn trực tuyến qua hệ thống mạng vi tính.
- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các GV trong toàn trường. Các GV có cơ hội thấy được những cái hay, cái tốt, hữu ích của những bài giảng giỏi, tiết dạy hay của trường hay thành phố, quốc gia. Nhà trường có thể mời những chuyên gia về lĩnh vực phương pháp dạy học để tư vấn, bồi dưỡng cho GV các kỹ năng dạy học, soạn bài. Khoa và tổ môn thường xuyên lên kế hoạch dự giờ để trao đổi, rút kinh nghiệm giảng dạy.
3.2.3.4. Các điều kiện thực hiện biện pháp
- BGH thường xuyên cập nhật các thông tin của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về yêu cầu bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho GV tiếng Anh để kịp thời cử GV tham gia.
- BGH Nhà trường hỗ trợ kinh phí để Bộ môn, khoa mua các tài liệu giảng dạy cho GV tự học nâng cao trình độ.
- BGH khuyến khích, tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ. - Để GV sử dụng thành thạo và khai thác hiệu quả các phương pháp và thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học, nhà trường cần có kế hoạch cho GV học và tự học các lớp vi tính. Cần có cơ chế khen thưởng rõ ràng, thích đáng nhằm khuyến khích GV tiếng Anh và các GV khác tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- GVBM luôn có tính thần trách nhiệm trong công tác nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và sẵn sàng tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng