- Tổ chức chỉ đạo và triển khai xây dựng nề nếp của các hoạt động kha
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận chung
1. Kết luận chung
Từ kết quả tìm hiểu, phân tích lý luận ở chương 1, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất biện pháp quản lý ở chương 3, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Trên cơ sở bước đầu nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy - học tiếng Anh, chúng tôi đã lấy đó làm căn cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh cho HS TCCN trong thời kỳ hội nhập.
- Tác giả đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng dạy - học và công tác quản lý hoạt động dạy - học tiếng Anh tại nhà trường trong những năm gần đây bằng phương pháp điều tra, lấy ý kiến và phương pháp tổng kết thực tiễn trải nghiệm tại nhà trường. Kết quả cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập của CB, GV và HS chưa cao; công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch chưa đồng bộ, chưa hiệu quả; công tác sinh hoạt chuyên môn của bộ môn chưa chất lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV chưa thường xuyên; công tác đổi mới PPDH và nâng cấp CSVC, TBDH đạt kết quả chưa cao; nhất là công tác kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới.
- Khắc phục những hạn chế, tồn tại kể trên, luận văn đã đề ra 07 biện pháp quản lý cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp được khảo sát bằng phương pháp chuyên gia, kết quả cho thấy các biện pháp đó là cần thiết và khả thi cao, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.