Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 92 - 95)

- Tổ chức chỉ đạo và triển khai xây dựng nề nếp của các hoạt động kha

7 Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều đánh giá là cần thiết. Điểm trung bình của các biện pháp là tương đối cao từ 2.12 đến 2.60 trong đó cả 07 biện pháp đều có trên 50% số người được hỏi đánh giá là rất cần thiết, số còn lại nhận định các biện pháp trên đều cần thiết.

Từ kết quả trong bảng cũng cho thấy: các biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi (với mức điểm trung bình trên 2.0).

Với kết quả so sánh giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, ta có thể kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có mối tương quan.

Như vậy, mức tương quan chỉ ra rằng việc năng cao nhận thức cho GV và HS tầm quan trọng của tiếng Anh trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay là rất cần thiết và phải kết hợp chặt chẽ với việc quản lí hoạt động tổ chuyên môn, đặc biệt là việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy tiếng Anh tại nhà trường; BGH cũng cần tăng cường chỉ đạo GV áp dụng những PPDH tiếng Anh hiện đại kết hợp nâng cao khai thác hiệu quả CSVC và TBDH để nâng cao hiệu quả dạy học. Nhà trường cũng cần chú ý xây dựng và lồng ghép nội dung tiếng Anh chuyên ngành vào chương trình giảng dạy; đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy môn học.

Như vậy, việc thực hiện đồng bộ những biện pháp trên sẽ định hướng và quản lí tốt hoạt động dạy học tiếng Anh tại nhà trường nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo trong xu thế hội nhập hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, trên cơ sở phân tích lý luận của chương 1 và đánh giá thực trạng dạy - học tiếng Anh tại trường TC Công thương Hà Nội ở chương 2, tác đã đề xuất 07 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học tiếng Anh của Nhà trường trong thời kỳ hội nhập. Các biện

pháp đề xuất dựa trên các nguyên tắc về tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính đồng bộ và tính khả thi của biện pháp.

Các biện pháp đề xuất bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của dạy và học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn tiếng Anh

Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy tiếng Anh của nhà trường

Biện pháp 4: Chỉ đạo việc xây dựng và lồng ghép nội dung tiếng Anh chuyên ngành vào giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đào tạo của trường chuyên nghiệp.

Biện pháp 5: Chỉ đạo việc áp dụng những PPDH tiếng Anh hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Biện pháp 6: Nâng cao và khai thác hiệu quả CSVC và TBDH phục vụ dạy học tiếng Anh.

Biện pháp 7: Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh

Đồng thời, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết, thống nhất giữa các biện pháp; cũng như khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm thực hiện quản lý dạy - học tiếng Anh tại nhà trường đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w