Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 91)

- Tổ chức chỉ đạo và triển khai xây dựng nề nếp của các hoạt động kha

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.

Các biện pháp nêu trên là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng công tác quản lý dạy học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường Trung cấp Công thương Hà Nội trong xu thế hội nhập phát triển. Các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể những nhất để quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của dạy và học Tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập.

Biện pháp này rất quan trọng vì nhận thức đúng thì hoạt động đúng. Thực hiện được biện pháp này sẽ tạo ra được tâm thế, đề cao được tinh thần trách nhiệm của người giáo viên đối với việc dạy học ngoại ngữ, tạo ra tính tích cực chủ động trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời biện pháp này cũng góp phần nâng cao nhận thức cho HS trong nhà trường về việc học tiếng Anh, giúp các em thêm say mê môn học và có ý thức học tập tốt hơn.

Biện pháp 2 : Tăng cường quản lý sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn tiếng Anh

Hoạt động chuyên môn là hoạt động quan trọng nhất trong các nhà trường. Hoạt động này có vai trò góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi thể nghiệm, thực hiện mọi hoạt

động của tổ, là nơi trực tiếp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của GV về dạy học tiếng Anh trong xu thế hội nhập. Do đó, tăng cường quản lý hoạt động của tổ môn là việc không thể thiếu trong nhà trường hiện nay.

Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy Tiếng Anh của nhà trường

GV là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng. Chính vì vậy, thông qua biện pháp 1, mọi CB, GV đã nhận thức đúng về việc dạy - học tiếng Anh trong xu thế hội nhập, phát triển. Việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho GV nhằm nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh của Nhà trường.

Biện pháp 4: Chỉ đạo việc xây dựng và lồng ghép nội dung tiếng Anh chuyên ngành vào giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đào tạo của trường chuyên nghiệp.

Đây là một biện pháp đảm bảo việc dạy - học tiếng Anh đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường hiện nay, nghĩa là đào tạo những kỹ thuật viên và nhân viên trình độ trung cấp có đầu óc tư duy sáng tạo, ý thức, tác phong và năng lực thực hành. Ngoài ra còn biết vận dụng kiến thức tiếng Anh chuyên ngành trong công việc sau này.

Biện pháp 5: Chỉ đạo việc áp dụng những PPDH tiếng Anh hiện đại

nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Biện pháp này bắt buộc mọi GV phải thực hiện. Do đó, đòi hỏi bản thân GV phải tự bồi dưỡng, tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng khai thác và sử dụng các TBDH.

Biện pháp 6: Nâng cao và khai thác hiệu quả CSVC và TBDH phục vụ dạy học tiếng Anh.

Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện công tác giảng dạy, nhất là bộ môn tiếng Anh càng đòi hỏi những trang thiết bị phù hợp, hiện đại như đầu đĩa , đài Cassete, máy tính, máy chiếu... sẽ phát huy tối đa hiệu quả dạy và

học của giáo viên và học sinh, sinh viên. Việc trang bị, nâng cấp phải đi liền kèm theo yêu cầu đào tạo bồi dưỡng CSVC, TBDH đội ngũ GV về chuyên môn nghiệp vụ, hoặc kỹ năng khai thác, sử dụng TBDH.

Biện pháp 7: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh.

Kiểm tra để thấy được mức độ nhận thức của CB, GV và HS về tầm quan trọng của tiếng Anh. Kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng của Bộ môn cũng sẽ phản ánh trình độ chuyên môn hiện có của GV, tình hình áp dụng PPDH mới vào giảng dạy, cũng như hiệu quả của việc nâng cấp, khai thác hiệu quả của các trang thiết bị dạy học tiếng Anh.

Nói tóm lại, muốn quản lý tốt hoạt động dạy - học tiếng Anh đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay thì cần phải thực hiện đầy đủ đồng bộ các biện pháp đã nêu trên, vì các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, tạo lên sự đồng bộ và thống nhất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w