Thực trạng quản lý hoạt động học tiếngAnh của HS

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58 - 61)

1 Ý thức thái độ học tập tiếngAnh trên lớp

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tiếngAnh của HS

Quản lý hoạt động học tập của HSSV nói chung, quản lý hoạt động học tiếng Anh nói riêng là công việc quan trọng, song cũng rất khó khăn đòi hỏi

phải có sự quản lý tổng hợp từ BGH Nhà trường, khoa, phòng Đào tạo và Công tác HS, tổ chuyên môn, GVCN, các GVBM, Đoàn, Hội thanh niên,

2.4.2.1. Quản lý hoạt động học tiếng Anh trên lớp

BGH nhà trường, phòng Đào tạo và Tổ trưởng bộ môn chỉ đạo GV tiếng Anh trực tiếp giảng dạy và quản lý hoạt động học tập của HS trong giờ học. Cụ thể quản lý về các vấn đề sau:

- Ý thức thái độ học tập bộ môn (thông qua kỷ luật giờ học) - Phương pháp học tập

- Chất lượng học tập (thông qua làm bài luyện tập cũng như kết quả các bài kiểm tra ).

- Đồ dùng, tài liệu học tập

Qua các buổi học, sinh hoạt ngoại khóa, BGH, phòng Đào tạo và các GV, nhất là GV dạy tiếngAnh đã tích cực và thường xuyên trao đổi với HS về những lợi ích của việc học tiếng Anh, giúp HS nhận thức đúng đắn về những lợi ích của việc học tiếng Anh đem lại, từ đó làm cho HS có ý thức, thái độ học tập tốt hơn.

Tại nhà trường, GV tiếng Anh là người trực tiếp quản lý hoạt động học của HS ở trên lớp nên việc quản lý sẽ sát sao thực tế hơn. Tuy nhiên, có những thầy cô dạy bộ môn còn chưa thật nhiệt tình trong việc thuyết phục, động viên HS học tập hoặc quá cứng nhắc trong kiểm tra, đánh giá dẫn tới việc HS ngại học tiếng Anh và trở nên lười biếng. Cũng có những HS ngay từ đầu đã xem nhẹ vai trò và tầm quan trọng của môn học nên rất thiếu ý thức học tập, không có phương pháp học tập, do đó chất lượng học tập không cao. Điều đó, gây rất nhiều khó khăn cho GV giảng dạy bộ môn.

Bên cạnh đó, phòng Công tác HS là một bộ phận có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý gián tiếp hoạt động học tập của HSSV. Phòng Công tác HS quản lý hoạt động học của HS thông qua việc chỉ đạo các GVCN quản lý chặt chẽ các hoạt động của lớp mình chủ nhiệm như: nề nếp học tập, chất

lượng học tập, các hoạt động đoàn thể… Tuy nhiên, các GVCN vẫn chưa thường xuyên phối kết hợp với GV dạy tiếng Anh để có những phương hướng và kế hoạch quản lý hoạt động học tập của HS cho có hiệu quả nhất.

Vừa qua, Nhà trường đã thành lập Ban Thanh tra Giáo dục với nhiệm vụ quản lý, theo dõi, kiểm tra tất cả các hoạt động dạy và học của GV và HS. Ban thanh tra đã phối kết hợp với GVCN, GVBM để quản lý hoạt động học tập của HS tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

2.4.2.2. Quản lý học tậpTiếng Anh ngoài giờ và tự học của HS

Qua trao đổi với HS, một số GVCN và GV trực tiếp giảng dạy bộ môn, thì việc học tiếng Anh ngoài giờ và tự học của HS rất hạn chế và kém hiệu quả. Chỉ có một số ít HS yêu thích bộ môn và thấy cần thiết phải học nên có tham gia học thêm tiếng Anh tại các trung tâm và trường đại học khác. Với những đối tượng này, vì ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên các em tự học là chính và có thái độ học tập đúng đắn. Phần lớn, các em khác cho rằng, không cần thiết phải học tiếng Anh nên thường xuyên không ôn lại, xem lại bài và làm bài tập về nhà sau mỗi buổi học. Vì vậy, chất lượng học tập không cao.

2.4.2.3. Quản lý học tập tiếng Anh của HS thông qua hoạt động ngoại khóa

Quản lý việc học tập tiếng Anh của HS chủ yếu được thực hiện trong giờ học chính khóa và thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, quản lý học tập tiếng Anh của HS thông qua hoạt động ngoại khóa cũng là hình thức rất hiệu quả và đánh giá được đúng thực chất chất lượng học tập của nhiều HS khi tham gia.

Ngoài những giờ học trên lớp, Bộ môn đã phối hợp với Đoàn Thanh niên nhà trường xây dựng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy,

khích lệ phong trào học tập của HS, nhất là tạo cơ hội cho HS được giao lưu, học hỏi và thể hiện khả năng tiếng Anh của mình.

Các hoạt động được tổ chức thường kỳ, như: sinh hoạt CLB tiếng Anh; giao lưu với các trung tâm tiếng Anh có uy tín; tổ chức các Hội thi hát, kể chuyện bằng tiếng Anh; chiếu phim có phụ đề bằng tiếng Anh, hát Karaoke bằng tiếng Anh…Đặc biệt, hàng năm, Nhà trường tổ chức hội thi Olympic tiếng Anh, Festival tiếng Anh và chọn đội tuyển tham gia Hội thi cấp thành phố. Những hoạt động này tuy chưa thật sự có quy mô lớn, nhưng đã phần nào cổ vũ, khích lệ tinh thần học tập môn tiếng Anh cho HS nhà trường. Qua hoạt động này nâng cao ý thức rèn luyện nề nếp học tập cho HS và động viên các em phấn đấu học tập tốt với kết quả cao hơn.

Việc quản lý hoạt động dạy - học tiếng Anh phải kết hợp nhiều biện pháp trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của hoạt động này. Từ đó, có thể phát huy những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực, yếu kém trong quá trình quản lý của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w