Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 89)

- Tổ chức chỉ đạo và triển khai xây dựng nề nếp của các hoạt động kha

3.2.7.Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh

3.2.7.1 Mục tiêu của biện pháp

Đây là một trong những biện pháp không thể thiếu được trong việc quản lý hoạt động dạy - học tiếng Anh tại nhà trường. Cần phải nghiêm túc kiểm tra, đánh giá chất lượng bộ môn để thấy rõ tình hình chất lượng cụ thể về hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS để từ đó chỉ đạo thay đổi, điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.8.2. Nội dung biện pháp

Dựa trên kết quả dạy và học tiếng Anh của GV và HS để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể.

Ban Thanh tra giáo dục, Phòng Đào tạo, Khoa Cơ bản và Bộ môn thường xuyên lên kế hoạch kiểm tra về hoạt động giảng dạy tiếng Anh.

- Đánh giá hoạt động dạy của GV với những nội dung sau: + Soạn giáo án theo hướng đổi mới

+ Dự giờ rút kinh nghiệm + Sinh hoạt bộ môn

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS + Sử dụng TBDH

+ Làm đồ dùng dạy học

- Đánh giá hoạt động học của HS với các nội dung: + Ý thức thái độ học tập bộ môn: trên lớp và tự học + Phương pháp học tập

+ Chất lượng học tập (thông qua làm bài luyện tập cũng như kết quả các bài kiểm tra ).

+ Thái độ tham gia các buổi học tập, sinh hoạt ngoại khóa

3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với GV: BGH giao cho phòng Đào tạo và Tổ trưởng bộ môn tiến hành kiểm tra thường xuyên đối với các vấn đề: GV thực hiện nội dung, chương trình môn học; tiến độ thực hiện môn học (thời gian, số tiết); khâu soạn bài của GV; quá trình giảng dạy trên lớp thông qua dự giờ đột xuất; việc khai thác và sử dụng CSVC và TBDH; kiểm tra kết quả dạy học thông qua kết quả học tập của HS.

- Đối với HS: BGH giao cho phòng Đào tạo và GVBM thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra và tính điểm đối với HS và cập nhật liên tục kết học tập và rèn luyện của HS vào sổ điểm.

Sau khi đã kiểm tra, phải tổ chức đánh giá chất lượng của bộ môn theo những nội dung được kiểm tra. Đánh giá chất lượng theo từng lớp, theo cả khoá trên cơ sở đánh giá chất lượng giảng dạy của từng GV trong Bộ môn căn cứ theo tổng số lớp họ dạy với kết quả học tập kèm theo.

Các Ban kiểm tra phát phiếu điều tra hoặc thăm dò ý kiến về chất lượng giảng dạy của mỗi GV cho HS trong trường đánh giá. Đây là một việc làm giúp cho việc đánh giá thêm khách quan và sát thực.

Tổng kết kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy Bộ môn tiếng Anh và rút kinh nghiệm.

Các Ban, Phòng, Khoa và tổ môn họp tổng kết thẳng thắn, trao đổi rút kinh nghiệm những việc, nội dung chưa đạt yêu cầu để từ đó các GV Bộ môn có biện pháp, hướng khắc phục phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy bộ môn.

Nhà trường cũng cần xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng đối với hoạt động dạy- học tiếng Anh đối với cả GV và HS nhằm khuyến khích, động viên kịp thời những thành tích đạt được, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm kỷ luật.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần chú trọng đến công tác kiểm tra, đánh giá

- GV được kiểm tra, đánh giá có thái độ hợp tác và nghiêm túc thực hiện

- Các kỳ kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo an toàn và nghiêm túc.

- Cần phải có những tiêu chí đánh giá cụ thể và bổ sung, sửa đổi cho phù hợp yêu cầu mới

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 89)