phương tiện dạy học hiện đại
0 2 3 2 0 2.0 5
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy, đa số các GV sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại (xếp thứ 1); dạy - học phát hiện và giải quyết vấn đề (xếp thứ 2), dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ (xếp thứ 3), thuyết trình (xếp thứ 4); Dạy học có sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại (xếp thứ 5); Dạy và học theo dự án (xếp thứ 6) và cuối cùng là dạy học theo phương pháp thực nghiệm (xếp thứ 7)
Do đặc thù của môn học, GV và HS phải đàm thoại nhiều nên GV thường sử dụng phương pháp vấn đáp, đàm thoại. Phương pháp thuyết trình được sử dụng ít bởi môn học không có nhiều khái niệm. Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ rất phù hợp và hiệu quả để dạy tiếng Anh, bởi nó phát huy được tinh thần làm việc tập thể và khả năng diễn đạt trước đám đông của HS. PPDH với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại đã có sử dụng nhưng mức độ không thường xuyên, GV tham gia hội giảng mới sử dụng máy vi tính, máy chiếu hay đài cassette để hỗ trợ giảng dạy. Nguyên nhân là do bản thân GV còn chưa thấy hết được hiệu quả mà các phương tiện hỗ trợ mang lại hoặc do GV ngại sử dụng các phương tiện hỗ trợ vì khả năng sử dụng các phương tiện còn hạn chế, mất nhiều thời gian chuẩn bị, phải đầu tư soạn giáo án điện tử để trình chiếu, phải mua băng, đĩa….Dạy học theo phương pháp thực nghiệm và dạy học theo dự án cũng ít được sử dụng. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhà trường đã tạo khá nhiều cơ hội cho các CB, GV,
nhân viên và HS nhà trường đi lao động xuất khẩu tại một số nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, các GV dạy tiếng Anh đã tham gia dạy học theo các dự án đi xuất khẩu lao động, tuy nhiên, chưa thường xuyên, phổ biến. Phương pháp dạy học thực nghiệm cũng rất ít khi được GV sử dụng do CSVC và TBDH chưa đáp ứng được.
2.3.2.3. Thực trạng sử dụng TBDH và phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy- học tiếng Anh tại Nhà trường.
Ở trường TC Công thương hiện nay, việc đầu tư CSVC và TBDH chưa đồng bộ, môn tiếng Anh chủ yếu thực hiện tiết dạy trên lớp học lý thuyết; Nhà trường mới chỉ đầu tư được máy cassette, máy chiếu đa năng; tình trạng “dạy chay” vẫn phổ biến, cũng có GV đã chủ động sử dụng giáo cụ trực quan (tranh ảnh, băng đĩa và các tài liệu tham khảo khác của nước ngoài..), nhưng chưa nhiều và chủ yếu sử dụng ở các tiết thao giảng. Mặc dù, Nhà trường có mời GV nước ngoài tham gia giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, tuy nhiên mật độ không cao và chưa hiệu quả (1 tiết/ tuần). Nguyên nhân là do, kiến thức tiếng Anh cơ bản của học sinh chưa vững, cộng với CSVC và TBDH chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng yêu cầu của người dạy và người học.
2.2.3. Thực trạng hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh
Qua trao đổi trực tiếp và phát phiếu hỏi 200 HS để xin ý kiến các em về thực trạng học tập tiếng Anh của HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:
a) Nhận thức về sự cần thiết học tiếng Anh cũng như mục đích học bộ môn này:
- 145/200 HS (chiếm 72.5%) cho rằng, học tiếng Anh là rất cần thiết - 35/200 HS (chiếm 17.5%) cho rằng, học tiếng Anh là cần thiết: - 20/200 HS (chiếm 10%) cho rằng, học tiếng Anh là không cần thiết Từ kết quả trên cho thấy, đa số HS nhận thức được việc học tiếng Anh là cần thiết; một số ít cho rằng, học tiếng Anh để phục vụ công việc sau khi ra trường, đi học tập và lao động ở các cơ sở liên doanh và ở nước ngoài. Có
một số ít HS cho biết học tiếng Anh chỉ là để giải trí mà không hề có mục đích rõ ràng .
Như vậy, có thể thấy rằng, trong xu thế hội nhập hiện nay, vẫn còn có những HS xem nhẹ môn tiếng Anh. Nguyên nhân là do các em không xác định đúng động cơ, mục đích học tập, cũng như không thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh trong xu thế hội nhập thế giới. Chính vì xác định không đúng động cơ học tập nên ngoài thời gian học ở lớp, số HS tự học rất ít. Chỉ có một số ít HS đang theo học các khoá ĐH tại chức hoặc liên thông tham gia học thêm tại các lớp trung lâm buổi tối.
b) Nhận thức về vai trò của các kỹ năng thực hành tiếng Anh:
Đối với các kĩ năng thực hành tiếng Anh, đa số HS cho rằng, cả bốn kĩ năng: “nghe, nói, đọc, viết" đều rất quan trọng. Trong đó, HS chỉ chú trọng việc làm bài tập ngữ pháp, luyện các dạng bài trước khi làm bài kiểm tra. HS rất ngại sử dụng hai kĩ năng "nghe" và "nói" vì tâm lý ngại giao tiếp bằng tiếng Anh và không thường xuyên được luyện hai kỹ năng này. Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài ít cũng là rào cản cho việc thực hành hai kỹ năng nói trên.
c) Về các phương pháp dạy học tiếng Anh:
Trong các tiết tiếng Anh, HS hứng thú với các phương pháp như: vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm, dạy có phương tiện hiện đại hỗ trợ... bởi theo các em, những phương pháp dạy học đó mang một không khí thoải mái, cởi mở giữa thầy và trò trong lớp. Do đó, học sinh có thể tiếp thu bài dễ dàng mà không bị áp lực căng thẳng.
d) Về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
Đa số HS được hỏi đều trả lời rất hứng thú với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Tuy nhiên, nếu GV lạm dụng phương pháp này, sẽ đem lại kết quả kiểm tra không chính xác. HS dễ nhắc bài nhau, khoanh đáp án không cần
suy nghĩ kĩ, giảm khả năng tự luận, như: viết câu theo cấu trúc, điền từ, đọc hiểu…
đ) Về kết quả học tập môn tiếng Anh của HS:
Kết quả học tập môn tiếng Anh của HS trong 5 năm học gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, được thể hiện qua bảng 2.8
Bảng 2.8: Kết quả học tập môn tiếng Anh của HS trường TC Công Thương Hà Nội 5 năm học gần đây
(Đơn vị tính %)
Năm học Xếp loại
Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá Trung bình Yếu, kém
2006 - 2007 4.5 15 17 36 24 3.5
2007 - 2008 3.8 18 20 32 30.9 5.3
2008 - 2009 5.2 17.5 18 31.5 25.8 2.0
2009 - 2010 5.7 19.3 19 28.6 21.4 6.0
2010 - 2011 6.4 17.6 23 27.8 18.2 7.0
Để đánh giá đúng thực trạng hoạt động học tiếng Anh của HS Nhà trường, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu hỏi cho 15 CBQL và 07 GV tiếng Anh trong trường.
Đối với tiêu chí đánh giá hoạt động học tiếng Anh của HS, khảo sát theo năm mức: tốt, khá, trung bình, chưa tốt, kém và gán điểm như sau:
+ Tốt : 4 điểm + Khá: 3 điểm
+ Trung bình : 2 điểm + Chưa tốt: 1 điểm + Kém: 0 điểm
Tiêu chí đánh giá hoạt động học tiếng Anh của HS được thiết kế theo 5 mức độ:
+ Mức độ tốt: từ 3.5 - 4.0 + Mức độ khá; từ 2.5- 3.4
+ Mức độ TB: từ 1.5 - 2.4 + Mức độ chưa tốt : từ 1,0 – 1,4 + Mức độ kém: không có điểm Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.9
Bảng 2.9: Đánh giá của GV về hoạt động học tiếng Anh của HS
TT Nội dung Đánh giá Tốt Khá TB
Chưa tốt Kém Điểm TB Thứ bậc 4đ 3đ 2đ 1đ 0đ X−