Kế hoạch xây dựng nề nếp học tập, hưởng ứng các phong trào th

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 67)

tập, hưởng ứng các phong trào thi đua

4 7 3 1 0 2.9

3

Qua bảng 2.17 cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn (trong đó có tổ bộ môn tiếng Anh) đã bám sát được tiến độ, nội dung, chương trình môn học( xếp thứ 1). Các kế hoạch cá nhân của GV cũng bám theo kế hoạch chung của tổ nên thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn có những GV chưa dạy sâu và đúng trọng tâm nội dung hoặc chưa theo đúng tiến độ chương trình, đôi khi còn tự ý giảm tải chương trình (xếp thứ 2).

Ngoài ra, việc sinh hoạt của tổ chuyên môn còn mang tính hình thức, chưa đều đặn, chất lượng sinh hoạt chưa cao, đạt ở mức trung bình (xếp thứ 4). Bên cạnh đó, kế hoạch bồi dưỡng GV về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy còn chưa kịp thời (xếp thứ 5). Đặc biệt kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của GV còn trì trệ (xếp thứ 6). Kế hoạch làm đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị dạy học còn thụ động, chỉ chủ yếu sử dụng khi thao giảng, dự giảng (xếp thứ 7). Tổ bộ môn cũng chưa xây dựng và chỉ đạo sát sao GV kết hợp với GVCN, Đoàn Thanh niên, phòng Công tác HS để quản lý hoạt động học tập của HS (xếp thứ 8).

Tóm lại, Bộ môn tuy đã xây dựng kế hoạch hoạt động nhưng việc thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, kế hoạch tự học, bồi dưỡng GV, kế hoạch làm và sử dụng đồ dùng dạy học, cũng như việc kết hợp với GV với các tổ chức, đơn vị khác còn chưa hiệu quả, chưa thực sự trở thành hoạt động thường xuyên. Do đó cần phải tìm ra những biện pháp phù hợp để giải quyết kịp thời những vấn đề nêu trên giúp Bộ môn thực hiện tốt các kế hoạch, đề ra của mình.

Từ thực trạng trên cho thấy, sự phân cấp quản lý nói trên nhìn chung đã đạt những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, đó là:

- Công tác quản lý của BGH còn chưa sâu sát đối với Bộ môn tiếng Anh, đặc biệt là đối với GV. Vì vậy, BGH cần chú ý hơn nữa việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với Bộ môn và GV.

- Công tác kiểm tra, đánh giá của phòng Đào tạo chưa định kỳ, chưa thường xuyên, chưa theo dõi sát sao công tác giảng dạy của GV và học tập

của HS; công tác nâng cao nhận thức cho GV và HS về tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập chưa hiệu quả nên kết quả học tập chưa cao. Bởi vậy, BGH cần chú hơn tới công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động dạy - học Tiếng Anh;

- Cần tăng cường vai trò, nhiệm vụ quản lý cho trưởng Bộ môn, bởi Bộ môn là nơi GV sinh hoạt thường xuyên và trưởng Bộ môn là người bám sát nhất về nội dung, chương trình dạy học. Vai trò, nhiệm vụ của trưởng bộ môn không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá, đôn đốc, nhắc nhở GV hoàn thành công việc mà nên chăng còn có thẩm quyền quyết định: nội dung, chương trình môn học phù hợp với đặc điểm HS Nhà trường; kế hoạch bồi dưỡng cho GV hàng năm và chế độ khen thưởng cho GV và HS trên cơ sở quy chế của ngành và của Nhà trường.

2.4.3.3. Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các GV dạy tiếng Anh của nhà trường

Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV là việc cần làm thường kỳ hàng năm. Mỗi năm, nhà trường đều tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn và bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Để đánh giá về thực trạng thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho các GV tiếng Anh của Nhà trường, chúng tôi đã hỏi ý kiến 15 CBQL Nhà trường

Đối với tiêu chí đánh giá về thực trạng thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho các GV tiếng Anh của nhà trường, khảo sát theo năm mức: tốt, khá, trung bình, chưa tốt, kém và gán điểm như sau:

+ Tốt : 4 điểm + Khá: 3 điểm

+ Trung bình : 2 điểm + Chưa tốt: 1 điểm + Kém: 0 điểm

Tiêu chí đánh giá hoạt động học tiếng Anh của HS được thiết kế theo 5 mức độ: + Mức độ tốt: từ 3.5 - 4.0 + Mức độ khá; từ 2.5- 3.4 + Mức độ TB: từ 1.5 - 2.4 + Mức độ chưa tốt : từ 1,0 – 1,4 + Mức độ kém: không có điểm

Dưới đây là kết quả đánh giá của 15 CBQL về việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho các GV tiếng Anh của nhà trường.

Bảng 2.18: Đánh giá của CBQL về việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho các GV dạy tiếng Anh tại nhà trường

T

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh của trường trung cấp công thương hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 67)