Trong giai đoạn hiện nay, ngời giáo viên phải có trình độ kiến thức ngày càng cao mới có khả năng đáp ứng đợc yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của công cuộc đổi mới GD&ĐT. Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dỡng nâng cao trình độ cho giáo viên đợc lãnh đạo ngành xác định là nhiệm vụ trọng tâm và cần phải tiến hành liên tục, thờng xuyên.
a) Khái niệm đào tạo:
"Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất, hiệu quả"[11, tr.13].
Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống có phơng pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho ngời học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ đất nớc; Hoặc là cách tiến hành hỗ trợ bồi dỡng nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất phù hợp với đòi hỏi của cơ quan tổ chức.
Tóm lại, đào tạo là một dạng công việc của xã hội để truyền đạt và rèn luyện kinh nghiệm hoạt động cho con ngời. Đào tạo là một trong những chức năng quan trọng, thuộc tính cơ bản của giáo dục.
b) Khái niệm đào tạo lại:
"Đào tạo lại là quá trình hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ mới làm cho con ngời lao động có cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới nhằm mục đích thay đổi công việc, đổi nghề"[11, tr.13].
c) Khái niệm bồi dỡng:
Từ khi có chủ trơng thực hiện đổi mới giáo dục, Bộ GD&ĐT rất coi trọng bồi dỡng đội ngũ giáo viên. Bộ đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản hớng dẫn triển khai thực hiện, nhằm đảm bảo ''Không để giáo viên dạy chơng trình đổi mới mà cha đợc huấn luyện thêm."
Theo UNESCO: "Bồi dỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp" [25,tr.79].
Theo giáo s Nguyễn Minh Đờng: "Bồi dỡng có thể coi là cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thờng đợc xác nhận bằng một chứng chỉ"[11, tr.14].
Bồi dỡng: Theo nghĩa rộng là "Quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hớng mục đích đã chọn"; Theo nghĩa hẹp là "Trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể"[1, tr.36].
Nh vậy ta có thể hiểu:
− Chủ thể bồi dỡng đã đợc đào tạo để có trình độ chuyên môn nhất định. − Bồi dỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó, qua hình thức đào tạo nào đó.
− Mục đích bồi dỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để ngời lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lợng và hiệu quả công việc đang làm.
Cũng nh khái niệm trên ta có thể hiểu công tác bồi dỡng giáo viên là quá trình tác động tới tập thể, cá nhân giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trờng để họ có thể cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dỡng t t- ởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực s phạm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của GD&ĐT.