Nội dung quản lý nâng cao chất lượng dạyhọc Tiếng An hở trường TH 1 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học Tiếng Anh

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 27 - 28)

Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD-ĐT ban hành, là căn cứ pháp lý để Bộ, Sở Giáo dục tiến hành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để người CBQL quản lý GV theo yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đã đề ra cho từng cấp học.

Quản lý thực hiện chương trình là: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo tổ chuyên môn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình đủ và đúng tiến độ thời gian, không được cắt xén, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình.

Để quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, người CBQL (đặc biệt là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn) cần:

- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách tự học, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng CBQL, lớp cử nhân, cao học quản lý để hiểu nguyên tác, cấu tạo chương trình của từng môn học, phạm vi kiến thức của chúng, những phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng của bộ môn, những kiến thức đã được đổi mới trong chương trình, SGK, PPDH bộ môn theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT để từ đó có kế hoạch chuẩn bị những phương tiện dạy học phù hợp, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV chính xác hơn.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn giảng dạy trong năm học trước và những vấn đề đổi mới chương trình, SGK, PPDH để thống nhất thực hiện trong năm học.

- Thực hiện nghiêm túc triển khai các mặt hoạt động theo yêu cầu của Bộ, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, kế hoạch của nhà trường, tuy nhiên cần chú ý đảm bảo cân đối các hoạt động trong năm theo tình hình đặc trưng của nhà trường để GV thực hiện hết chương trình dạy học.

- Theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học thông qua: Sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên môn, qua tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn.

- Sử dụng thời khoá biểu điều khiển, kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình của mỗi cá nhân, kịp thời xử lý sự cố xẩy ra (nếu có).

- Xử lý sự cố (nếu có) làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, đảm bảo chương trình không bị cắt xén.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w