- Có 36% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 64% số
2.4.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạyhọc tiếng Anh
Anh
Qua khảo sát 29 hiệu trưởng và 63 giáo viên chúng tôi thu được kết quả ở bảng Bảng 2.12.
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh
TT Nội dung khảo sát Hiệu trưởng tự đánh giá Ý kiến giáo viên Rất cần Cần Tốt TB Chưa
thiết (%) thiết (%) Không cần thiết (%) (%) (%) tốt (%) 1 Có kế hoạch kiểm tra đánh giá
kết quả học tập tiếng Anh 75 25 55,1 42 2,9 2 Tổ chức xây dựng chuẩn đánh
giá 40 50 10 45,3 50,4 4,3
3 Kết hợp các hình thức kiểm tra
khác nhau 50 40 10 32,3 55 12,7 4 Kiểm tra và chấm bài nghiêm
túc, kịp thời. 70 30 25 70,4 4,6 5 Tổng kết và rút kinh nghiệm
sau mỗi năm học. 60 40 58,5 41,5 (Nguồn điều tra từ 29 trường TH thành phố Vinh)
Từ kết quả khảo sát chúng tôi thấy:
Hiệu trưởng tự đánh giá 59% ở mức rất cần thiết và 37% ở mức cần thiết đã phản ánh đúng sự quan tâm của hiệu trưởng về công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh và phù hợp với ý kiến của giáo viên (43% ở mức tốt và 51,86% ở mức trung bình).
- Nội dung 1: Số giáo viên đánh giá hiệu trưởng đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch kiểm tra kết quả học tập tiếng Anh của học sinh thấp hơn số hiệu trưởng tự đánh giá, 55,1% số giáo viên đánh giá hiệu trưởng thực hiện việc này ở mức trung bình và 42% số giáo viên đánh giá hiệu trưởng thực hiện việc này chưa tốt và họ đề xuất hiệu trưởng cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn để việc đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh được sát thực hơn.
- Nội dung 2: Việc tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh của học sinh là rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy học. Nhưng số hiệu trưởng tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá ở mức độ tốt chỉ đạt 40%, còn lại thực hiện ở mức trung bình 50% và dưới trung bình 10%. Giáo viên đề xuất cần căn cứ vào chuẩn
kiến thức, kỹ năng cần đạt được theo mục tiêu môn học và dựa vào các tiêu chí đánh giá theo định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh để tiến hành việc này một cách có hiệu quả.
- Nội dung 3: Số hiệu trưởng quản lý tốt việc kết hợp các hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan chưa nhiều, số hiệu trưởng quản lý ở mức trung bình nhiều hơn và 12,7% số giáo viên đánh giá hiệu trưởng thực hiện chưa tốt việc này. Để làm tốt việc này giáo viên đề xuất cần thống nhất cao trong việc kết hợp các hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, có tỷ lệ phù hợp giữa nội dung kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, tránh trường hợp giáo viên tiến hành kiểm tra một cách tuỳ tiện, đặc biệt tránh lạm dụng trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Nội dung 4: Có 70% số hiệu trưởng tự đánh giá trong việc kiểm tra, chấm bài công bằng, kịp thời là rất cần thiết; 30% số hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức cần thiết. Ý kiến giáo viên: Có 25% số giáo viên nhất trí là hiệu trưởng đã thực hiện tốt, 70,4% số giáo viên cho rằng hiệu trưởng thực hiện ở mức trung bình và 4,6% số giáo viên đánh giá hiệu trưởng thực hiện chưa tốt việc này và họ đề nghị hiệu trưởng cần kiểm tra việc này tốt hơn.
- Nội dung 5: Số hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện tốt trùng với ý kiến đánh giá của giáo viên và đạt ở mức độ cao. Việc đánh giá và phản ánh đúng chất lượng thực của học sinh sẽ giúp hiệu trưởng đánh giá được kết quả giảng dạy của giáo viên, vì thế các đồng chí hiệu trưởng đã quan tâm đến việc tổng kết việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.