Đổi mới công tác quản lý dạyhọc tiếng Anh

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 - 67)

- Có 36% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 64% số

3.2.1. Đổi mới công tác quản lý dạyhọc tiếng Anh

* Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá được thực trạng về trình độ, năng lực, tình hình giảng dạy của giáo viên theo hướng đổi mới DHTA, chất lượng đội ngũ GV, để từ đó điều chỉnh, khắc phục

những hạn chế trong việc chỉ đạo DHTA và thực hiện đổi mới DHTA trong các trường Tiểu học.

* Nội dung và cách thực hiện

a. Đổi mới quản lý kế hoạch giảng dạy:

Từ đầu năm học, BGH nhà trường căn cứ vào các văn bản hướng dẫn công tác chuyên môn của cấp trên, chỉ đạo các tổ trưởng môn tiếng Anh xây dựng kế hoạch giảng dạy cho cả năm học. Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh kế hoạch của từng GV cho phù hợp với kế hoạch chung của tổ và trình lên BGH nhà trường để theo dõi. Kế hoạch của tổ chuyên môn phải được báo cáo trước Hội đồng giáo dục nhà trường.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy môn tiếng Anh TH và năng lực chuyên môn của các GV, BGH nhà trường cùng với tổ chuyên môn thống nhất phân công giảng dạy, phân công công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu cho các GV một cách phù hợp; tổ chức cho GV đăng ký thi đua đầu năm. Tổ trưởng và các GV thống nhất lịch, nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tuần (một lần / mỗi tuần). Sau khi đã có được sự nhất trí cao trong tổ, các GV phải thực hiện giảng dạy theo kế hoạch đã được xây dựng từ đầu năm.

Muốn quản lý kế hoạch giảng dạy của tổ có hiệu quả, tổ trưởng phải là người chủ động đề xuất kế hoạch quản lý giảng dạy một cách hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiển của đơn vị. Tổ trưởng phải là người gương mẫu trong việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ. Thường xuyên đôn đốc, động viên các GV khác thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đồng thời phải theo dõi, ghi chép việc thực hiện của GV để biểu dương những GV thực hiện tốt và nhắc nhở những người thực hiện còn hạn chế, giúp họ điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ giảng dạy.

b. Đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy:

Thực tế ở các trường TH hiện nay GV vẫn phải thực hiện đầy đủ các bước lên lớp: phân phối chương trình là văn bản quy phạm pháp quy SGK là pháp lệnh, chất lượng dạy

được đánh giá qua tỉ lệ HS lên lớp, kết quả học sinh giỏi buộc người dạy phải ưu tiên hoàn thành công việc của mình trong khung khống chế.

Để thực hiện chương trình giảng dạy đạt mục tiêu môn học, BGH và các tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh phải quán triệt với các GV nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở phân phối chương trình tiếng Anh của từng khối lớp, BGH và tổ trưởng phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, kiểm tra và đánh giá công tác thực hiện chương trình giảng dạy của GV thông qua lịch báo giảng, giáo án... nhằm đảm bảo tất cả các GV thực hiện đúng và đầy đủ tiến độ chương trình dạy học của bộ môn tiếng Anh.

Bên cạnh đó, BGH cần tạo cho GV được quyền tự chủ về chương trình giảng dạy của cá nhân GV trong khuôn khổ cho phép, không bắt buộc GV phải phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của bài học trong SGK nhưng phải đảm bảo truyền đạt được kiến thức trọng tâm của bài học, khuyến khích GV vận dụng tối đa phương pháp dạy học ngoại ngữ tích cực nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo trong quá trình soạn giảng môn tiếng Anh.

c. Đổi mới quản lý quá trình chuẩn bị bài giảng và lên lớp của giáo viên:

Chuẩn bị bài giảng (soạn giáo án) của GV trước khi lên lớp là một khâu hết sức quan trọng quyết định chất lượng của giờ dạy trên lớp. Để có được một tiết dạy thành công, cùng với kiến thức vững vàng về chuyên môn, GV cần phải đầu tư công phu cho bài soạn của mình. Vì thế, quản lý việc soạn án của GV cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:

- Mục tiêu bài giảng phải hướng vào người học, phù hợp với mục tiêu chung của chương trình cũng như là nội dung và điều kiện thực hiện.

- Bài soạn giảng phải đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, phải làm nổi bật được phần kiến thức ngôn ngữ trọng tâm (target language). Các ví dụ chứng minh phải dễ hiểu, có tính thực tế, phù hợp với trình độ của HS. Các thủ thuật dạy tiếng Anh (techniques) sử dụng trong bài giảng một cách hợp lý.

- Cấu trúc của bài giảng phải logic, khoa học, ngôn ngữ phải trong sáng, không phức tạp, không gây khó hiểu cho HS.

- Phần rèn luyện kỹ năng thông qua nhiệm vụ (task-based) phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, giúp HS tái hiện được phần kiến thức đã học bằng các kỹ năng (skills).

Quản lý giờ lên lớp của GV nhằm giúp BGH và tổ trưởng nắm được tiến trình giảng dạy của GV. Thông qua các hoạt động thao giảng, thăm lớp dự giờ để theo dõi, đáng giá giờ dạy của GV. Hoạt động này phải được thực hiện một cách thường xuyên để tác động đến sự cố gắng phấn đấu của GV, nhằm làm cho chất lượng giảng dạy ngày một tốt hơn. Giờ lên lớp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bài dạy phải đúng tiến độ chương trình (theo phân phối chương trình).

- Nội dung bài học phải đầy đủ, chính xác, phương pháp dạy phải phù hợp với bài giảng, phải chuyển tải đầy đủ nội dung kiến thức trong tiết học đến các đối tượng HS trong lớp học.

- Trong suốt cả tiết dạy, GV phải thực hiện việc quản lý lớp học có hiệu quả, đó là: quản lý, chỉ đạo, tổ chức điều khiển để tất cả HS tham gia vào các hoạt động học tập một cách tự giác. GV cần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, khuyến khích HS nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ học tập như trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra trong bài học... .

Đối phó với sự kiểm tra của BGH và tổ trưởng chuyên môn trong các đợt kiểm tra hồ sơ chuyên môn của nhà trường, một số GV đã tải các trang giáo án từ mạng Internet về máy tính và in ra giấy mà không cần quan tâm đến nội dung và cách thức soạn như thế nào, có phù hợp hay không. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thì BGH cũng cần thường xuyên kiểm tra việc soạn giảng của họ chặt chẽ hơn. Ví dụ như trước khi một GV lên lớp, BGH yêu cầu GV đó xuất trình giáo án của tiết dạy, sau đó dự giờ dạy để xem GV có thực hiện tiết dạy của mình theo đúng nội dung, tiến trình của bài soạn không.

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả giờ dạy của GV phải khách quan, linh hoạt, có cơ sở khoa học nhằm giúp GV nhận biết được những ưu điểm và hạn chế bản thân trong công tác soạn giảng. Từ đó GV có thể tự khắc phục những mặt còn tồn tại và phát huy những điểm mạnh để nâng cao chất lượng soạn giảng của mình.

d. Đổi mới quản lý việc vận dụng phương pháp dạy của giáo viên:

Phương pháp dạy của GV định hướng phương pháp học của HS. Đổi mới phương pháp dạy phải liên hệ chặt chẽ với chương trình SGK đổi mới.

Chương trình Tiếng Anh TH hiện nay chủ trương đi theo hai đường hướng: đường hướng lấy người học làm trung tâm (the learner-centred approach) và đường hướng giao tiếp (the communicative language approach), hai đường hướng này đều coi HS là trung tâm của quá trình dạy-học và đều nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Trong đường hướng giao tiếp, năng lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết được cho là đích của quá trình dạy một ngoại ngữ, còn năng lực ngôn ngữ được cho là phương tiện phải được cung cấp để HS có thể sử dụng đúng và phù hợp trong các hoạt động giao tiếp.

Để GV tiếng Anh chuyên tâm, tập trung đầu tư, cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hai đường hướng trên, trước hết BGH và tổ trưởng môn tiếng Anh của các trường cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các GV tiếng Anh chuyên tâm lo công tác chuyên môn, giảm bớt các áp lực cho họ bởi những công việc như: hồ sơ, sổ sách, các khoản thu chi, hoạt động phong trào quần chúng, hội họp..., tạo cho GV có thời gian rỗi nhiều hơn để suy nghĩ, đắm mình vào các nội dung, tìm hướng tối ưu nâng cao chất lượng hiệu quả mỗi bài dạy.

Tổ trưởng và hiệu phó phụ trách chuyên môn nên quan tâm, sâu sát, nắm bắt những điểm mạnh, yếu về phương pháp giảng dạy bộ môn để có biện pháp hỗ trợ, bổ sung, khắc phục kịp thời những phần còn thiếu hụt. Trong các cuộc họp bàn chuyên môn cần chú ý tăng cường giới thiệu phổ biến kỹ về các thủ thuật, phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới, cập nhật thông tin về PPDH tiếng Anh cho đội ngũ GV, tránh những cuộc họp mang tính chất thông báo, thủ tục hành chính.

Trong chỉ đạo công tác giảng dạy tiếng Anh cần đảm bảo nguyên tắc 4 L (viết tắt của tiếng Anh), đó là:

Learn (Học) nội dung kiến thức quy địnhLive (Sống) GV phải biết đưa thực tế sinh động của cuộc sống vào bài học một cách thiết thựcLove (Yêu) bằng mọi biện pháp sư phạm và lòng nhiệt huyết nghề nghiệp, GV phải làm cho HS yêu thích môn học của mình giảng dạyLaugh (Cười) tạo không khí học tập sinh động, thân thiện, mỗi giờ học là một giờ vui. GV tiếng Anh mang cuộc sống đến minh hoạ cho bài học và giúp HS áp dụng kiến thức của bài học vào cuộc sống. Khi GV với tình yêu thương học trò của mình và được HS cảm nhận, tôn trọng việc học đó cũng là một cách học hiệu quả.

Các cấp quản lý chuyên môn từ tổ ở nhà trường (tổ trưởng tiếng Anh) đến chuyên viên tiếng Anh phải thực sự là những người tháo gỡ, giải quyết tốt các khó khăn, thắc mắc về chuyên môn của GV, đồng thời kích thích, thổi lên ngọn lửa yêu nghề, nhiệt huyết với thế hệ tương lai đang tiềm ẩn trong mỗi thầy giáo, cô giáo.

e. Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:

Để hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn tiếng Anh thực sự có hiệu quả, trước hết, ban chuyên môn nhà trường (do phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đứng đầu) phải sắp xếp thời khoá biểu hợp lý để tất cả các GV trong tổ đều có buổi nghỉ dạy như nhau và lên lịch sinh hoạt cố định hàng tuần cho tổ. BGH cử người cùng sinh hoạt với GV tiếng Anh để biết được những nội dung chính yếu trong công tác dạy học có tính chất đặc trưng riêng và có phương án chỉ đạo thích hợp, kịp thời. Bên cạnh đó ban chuyên môn phải tham mưu cho lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện xây dựng phòng sinh hoạt chuyên môn riêng cho tổ tiếng Anh, mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho việc dạy học tiếng Anh.

Tổ trưởng lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tuần một cách khoa học và chi tiết, chỉ đạo điều hành sinh hoạt tổ theo kế hoạch đã vạch ra, tiếp thu những thông tin phản hồi từ GV, phân tích, tổng hợp các ý kiến của GV để đưa ra phương án giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác dạy học của tổ. CBQL nhà trường cần phải thực hiện những công việc sau:

- Thông qua các lớp bồi dưỡng lý luận về chính trị, về quản lý và hoạt động dạy

học, qua các đợt tập huấn chuyên môn để bồi dưỡng lý luận quản lý, quản lý HĐDH cho tổ trưởng chuyên môn.

- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, các công văn hướng dẫn của cấp trên về công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động dạy học (ngoại ngữ) tiếng Anh ở các trường TH.

- Luôn trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ với các trường trong tỉnh, trong nước cũng như nước ngoài, vận dụng những kinh nghiệm học hỏi đó một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện dạy học thực tế của nhà trường.

- Nhận thức sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh, nắm vững mục tiêu, nội dung đổi mới chương trình SGK Tiếng Anh TH để có hình thức quản lý phù hợp và hữu hiệu.

*.Điều kiện thực hiện

- BGH các trường và các tổ trưởng tổ tiếng Anh thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn luôn phải tự học tự bồi dưỡng để nắm bắt mục tiêu đổi mới phương pháp day học, vì trong thực tiễn quá trình tổ chức và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh sẽ có nhiều yêu cầu mới xuất hiện.

- BGH và cá tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh của các trường ngày càng phải hoàn thiện năng lực và trình độ chuyên môn thông qua hoạt động quản lý thực tiễn để đáp ứng yêu cầu quản lý đổi mới chương trình dạy học tiếng Anh hiện nay.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w