- Có 36% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 64% số
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạyhọc tiếng An hở trường Tiểu Học
trường Tiểu Học
* Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra đánh giá là khâu cơ bản và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Kiểm tra - đánh giá nghiêm túc buộc học sinh phải cố gắng học tập, nâng cao ý thức tự lực trong khi làm bài, ngăn chặn các biểu hiện thiếu trung thực trong kiểm tra đồng thời giúp GV đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh để từ đó có phương pháp dạy học thích hợp. Vì vậy đổi mới công tác quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả HTTA của học sinh là một nội dung quan trọng gắn liền với đổi mới DHTA và đổi mới công tác quản lý kiểm tra, thi trở thành động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp học tập, định hướng quá trình học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
* Nội dung và cách thực hiện
* Tổ chức, quản lý việc đổi mới cách kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy của GV
Đổi mới cách kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy của giáo viên giúp đánh giá đúng năng lực chuyên môn của GV, ngăn chặn các sai phạm của GV trong hoạt động dạy học. Do đó CBQL phải giúp cho GV nhận thức và xem việc kiểm tra là việc làm bình thường trong HĐDH và là một trong bốn chức năng của chu trình quản lý, tạo tâm thế thoải mái và sẵn sàng cho họ khi được kiểm tra và phổ biến mục đích kiểm tra và chuẩn đánh giá trước hội đồng để mọi người hiểu rõ
Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra và công bố kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học để GV biết và chủ động phối hợp thực hiện, cần thống nhất việc vận dụng tiêu chuẩn đánh giá mới, trong đó cần chú trọng các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới
PPDH. Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy nên được xây dựng riêng cho từng bộ môn, áp dụng cho từng tiết học, đánh giá thao tác, phương pháp giảng dạy của thầy sử dụng đồ dùng dạy học và lấy kết quả hoạt động của trò làm tiêu chuẩn để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên.
Khi kiểm tra giờ lên lớp, cùng với việc kiểm tra kiến thức, kiểm tra nghiệp vụ sư phạm, hiệu trưởng cần chú ý đến việc chọn và sử dụng PP DHTA, kỹ năng trình bày và sử dụng đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học của GV. Yêu cầu PP DHTA phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS và quan trọng nhất là hướng dẫn phương pháp học tập cho HS, hình thành được năng lực tự học ở mỗi HS. Sau khi kiểm tra, cần kết hợp đánh giá với tư vấn nhằm giúp GV tự phân tích, tự đánh giá được khả năng dạy học của mình, từ đó rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
Đối với hồ sơ chuyên môn, CBQL cần chú trọng kiểm tra chất lượng của giáo án, cần xem xét việc soạn giáo án có phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình hay không, nội dung có phù hợp hay không để kịp thời điều chỉnh. Sau khi kiểm tra, có sự đánh giá, nhận xét, góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản đối với từng GV. Khi kiểm tra hồ sơ, CBQL cũng cần chú ý kiểm tra việc lập kế hoạch HĐDH của GV, của tổ chuyên môn. Đồng thời, CBQL phải theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện kế hoạch của GV và của các tổ chuyên môn.
Tóm lại, quản lý đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học sẽ giúp cán bộ quản lý đánh giá chính xác năng lực chuyên môn của giáo viên, đồng thời có tác dụng tư vấn, thúc đẩy tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường, cần lưu ý, trong công tác kiểm tra chuyên môn, một mặt phải tuân thủ quy chế thanh tra, kiểm tra hiện hành của Bộ GD&ĐT, mặt khác phải hết sức linh hoạt để đạt được kết quả tốt.
* Tổ chức, quản lý việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của HS
Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra - thi không những chỉ là đánh giá kết quả học tập của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong học tập mà còn động viên tinh thần
học tập. Mặc khác những bài kiểm tra, thi cung cấp thông tin phản hồi hữu ích cho việc giảng dạy của giáo viên. CBQL cần tổ chức, chỉ đạo GV học tập quy chế kiểm tra, cho điểm, xếp loại, đánh giá HS để công tác kiểm tra - đánh giá được thực hiện công bằng và chính xác.
Theo lối dạy học truyền thống, việc đánh giá năng lực và trình độ học của học sinh hoàn toàn do giáo viên thực hiện. Ngày nay theo xu hướng đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm do đó cũng phải đổi mới cách kiểm tra - thi đánh giá học sinh, kiểm tra HS không chỉ dừng lại ở mức tái hiện kiến thức cũ mà phải tăng cường kiểm tra năng lực sử dụng kiến thức ngôn ngữ của HS. Khi soạn một bài kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh ở trường trung học phổ thông, giáo viên phải xác định rõ kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra. Mỗi bài kiểm tra tổng hợp phải kiểm tra, đánh giá bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong phạm vi các kiến thức ngôn ngữ mà học sinh vừa tiếp thu và rèn luyện.
Một trong những hình thức kiểm tra, đánh giá hay dùng là hình thức trắc nghiệm khách quan (objective test). Với hình thức này, giáo viên có thể kiểm tra các kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ của học sinh trên diện rộng do số lượng câu hỏi nhiều. Ngoài ra, trắc nghiệm khách quan còn mang tính khách quan cao khi kiểm tra kiến thức ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp mà học sinh đã đạt được sau một quá trình học tập.
Hiện tại việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh chưa đi sâu vào bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết, chủ yếu hai kỹ năng: đọc, viết. Muốn kích thích học sinh rèn luyện cả 4 kỹ năng thì ngay từ khâu tổ chức ra đề nội dung kiểm tra, thi buộc phải kiểm tra đầy đủ 4 kỹ năng.
Giáo viên nên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau, CBQL cần đưa ra những tiêu chí chuẩn mực rõ ràng giúp giáo viên đánh giá một cách công bằng, chính xác, chấm trả bài có trách nhiệm, đúng thời gian quy định. Cần chú trọng trong việc sửa chữa, nhận xét các câu trả lời, bài làm của HS nhằm giúp các em nhận ra, khắc phục điểm yếu trong vận dụng kiến thức, phát huy những điểm mạnh trong quá trình học tập. GV cần hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Có dạng bài làm giáo viên nên cho học sinh đánh giá lẫn nhau hoặc tự đánh giá. Vì
như vậy học sinh có thể thấy chỗ sai của bạn mình và sửa chửa lẫn nhau hoặc sửa lỗi của chính mình. Ngoài ra việc học sinh kiểm tra - đánh giá lẫn nhau và tự kiểm tra- đánh giá giúp các em có thói quen tự học và rèn luyện.
Để quản lý việc GV chấm, chữa bài cho HS đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan, hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra bài chấm của GV và giao cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn chấm xác suất. Kiên quyết xử lý những trường hợp GV chấm bài không chính xác, nâng điểm cho HS.
Một số kỳ thi tập trung phải sử dụng phần mềm chấm trắc nghiệm để tạo được tính khách quan cao trong việc đánh giá kết quả DHTA của GV và kết quả HTTA của HS.
* Điều kiện thực hiện
- BGH nhà trường đánh giá đúng vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cũng như của hoạt động ngoại khoá tiếng Anh trong việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh để quan tâm và đầu tư kinh phí đúng mức.
- Đội ngũ GV có trách nhiệm cao, nhiệt tình, có trình độ và sáng tạo trong việc ra đề thi, đề kiểm tra, coi thi, chấm thi cũng như việc lồng ghép nội dung chương trình học.
- Xây dựng được hạt nhân nòng cốt cho các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên và những HS nhiệt tình, có óc sáng tạo. Tranh thủ ý kiến tham mưu và phối hợp tốt với các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường.