Tăng cường quản lý hoạt động học tập của HS:

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 67 - 72)

- Có 36% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 64% số

3.2.2 Tăng cường quản lý hoạt động học tập của HS:

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tiếng Anh đúng đắn cho HS, giúp HS nhận thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với đất nước và bản thân các em HS trong xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, hình thành khả năng tự học tiếng Anh cho HS.

Trên cơ sở chất lượng, kết quả và phương pháp học tiếng Anh của HS, GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy và định hướng phương pháp học cho HS một cách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.

* Nội dung và cách thực hiện

a. Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tiếng Anh đúng đắn cho HS:

Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tiếng Anh đúng đắn cho HS nhằm thúc đẩy các em cố gắng vươn lên trong học tập, biết được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh đối với tương lai của các em sau này.

Thông qua các giờ lên lớp, qua các bài giảng tiếng Anh, GV giúp HS hiểu biết hơn về đất nước, truyền thống, văn hoá, con người của các nước sử dụng tiếng Anh, làm cho HS yêu thích học môn tiếng Anh hơn.

Thông qua các hoạt động ngoại khoá như thảo luận về phương pháp học tiếng Anh tốt để giúp các em có cách học tiếng Anh hiệu quả hơn. Tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh để tạo cho HS có cơ hội thể hiện kiến thức và những kỹ năng các em đã đạt được.

Đảm bảo nghiêm túc, công bằng trong kiểm tra, đánh giá tạo niềm tin cho HS yên tâm nổ lực hết mình để có kết quả học tập tốt nhất. Có hình thức tuyên dương, khen thưởng những HS có thành tích học tập môn tiếng Anh tốt cũng như phân loại HS theo khả năng học tập để bồi dưỡng nâng cao cho HS khá, giỏi và phụ đạo cho HS yếu, kém.

b. Xây dựng nền nếp học tập của học sinh:

Tổ trưởng chuyên môn và các GV tiếng Anh kết hợp với các GV bộ môn khác để thường xuyên tạo nền nếp học tập tích cực cho HS, lôi cuốn tất cả HS chủ động tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng bài học, đôn đốc, kiểm tra việc học tập của HS.

Tổ chức các buổi học tập về trách nhiệm và nghĩa vụ học tập của HS, nội quy trường học, lớp học... để các em xác định rõ nhiệm vụ học tập của bản thân.

BGH nhà trường theo dõi nền nếp học tập của HS thông qua lời phê nhận xét của GV ở Sổ theo dõi nề nếp học tập trong các tiết dạy của GV.

Kết hợp với Hội cha mẹ HS để quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp của HS như học ở nhà, các giờ học phụ đạo thêm cho HS yếu, kém.

c. Tổ chức phổ biến cho HS phương pháp học tiếng Anh hiệu quả:

Môn tiếng Anh được bắt đầu dạy từ TH nhưng theo kết quả khảo sát đầu vào của HS khi lên THCS thì trình độ, năng lực học môn này của HS không đồng đều. HS chưa có phương pháp học tốt là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tổ chức các buổi ngoại khoá phổ biến các phương pháp học tốt môn tiếng Anh giúp HS biết cách học để đạt kết quả tốt hơn.

BGH chỉ đạo tổ tiếng Anh các trường tổ chức các buổi học ngoại khoá để truyền đạt cho các em biết những phương pháp học tiếng Anh hiện nay, giúp các em nắm được những điều cốt lõi về cách học môn (ngoại ngữ) tiếng Anh.

Trước hết, phải làm cho HS hiểu được: Học ngoại ngữ (tiếng Anh) là gì?

“Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, trong đó kiến thức thì phải học, kỹ năng thì phải rèn.” Giúp cho HS nắm được tổng quát về nội dung chương trình tiếng Anh mà các em đang và sẽ được học. Chương trình tiếng Anh ở trường phổ thông được biên soạn theo hệ thống chủ điểm và chủ đề là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ. Các khả năng ngôn ngữ được hình thành và phát triển song song với việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, từ ngữ và ngữ pháp.

Từ đó, giúp các em HS biết được các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhằm hình thành và phát triển ở HS những kiến thức, kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ này.

Học là một quá trình hướng đích, có động cơ, hứng thú và nhiệt tình, nhưng như thế chưa đủ để đảm bảo có được một kết quả tốt. Muốn đạt kết quả tốt, HS phải biết cách tổ chức hoạt động học của mình phù hợp với khả năng của bản thân cũng như phương pháp dạy của GV. Tuy nhiên, không phải bất cứ HS nào cũng có thể làm được điều đó, mà cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía GV. Mỗi HS đều có những hiểu biết và khả năng nhất định, tuỳ theo những đặc điểm ấy của HS, GV sẽ đưa ra những câu hỏi, những chỉ dẫn, khêu gợi, kích thích HS suy nghĩ, tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng của HS.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng chói về tự học. Bằng ý chí, nghị lực phi thường cùng với phương pháp tự học của mình, Bác đã tự học và thông thạo nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Thái Lan ...

Hiện nay, trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường nhấn mạnh đến việc tự học. Để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, HS phải có phương pháp tự học phù hợp với điều kiện học tập của các em. BGH nhà trường và GV bộ môn tiếng Anh giúp các em HS hiểu được vấn đề cốt lõi của phương pháp tự học ngoại ngữ cũng như các môn học khác. Giáo viên hướng dẫn HS phương pháp tự học, giúp HS có thể nắm bắt được những vấn đề cần thiết trong quá trình học tiếng Anh vì nhiều HS muốn tự nâng cao trình độ ngữ pháp, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng không biết bắt đầu từ đâu và phương pháp tự học như thế nào để phù hợp với mục tiêu đề ra.

Việc tự học có phương pháp phải chỉ học ở nhà mà bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách rời hoạt động học ở lớp với hoạt động học ở nhà.

+ Trên lớp học, phải biết lắng nghe lời thầy giảng, tập trung theo dõi một cách chủ động, biết đề xuất những thắc mắc, những phần chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hưởng ứng.

+ Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc HS có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ, liên hệ, vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và thành hữu ích, là cách học kết hợp với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. Việc học ở nhà còn phải làm tốt việc chuẩn bị tốt theo yêu cầu của từng bài giảng.

+ Trong việc đẩy mạnh phương pháp tự học của HS, cũng cần chú ý đến sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập của HS tức là vấn đề “Học thầy không tày học bạn” như ông cha đã từng đúc kết.

Để đổi mới phương pháp học tập của HS, một điều hết sức quan trọng là mỗi GV phải phấn đấu rèn luyện để thực sự là tấm gương về đạo đức, sáng tạo và tự học cho HS noi theo.

Hình thành phương pháp tự học tiếng Anh của HS là rất quan trọng và cần thiết trong vấn đề quản lý nâng cao chất lượng day học tiếng Anh ở các trường TH. Tuy nhiên, quá trình quản lý này không thể tách rời vai trò tấm gương của người thầy cũng như những đổi mới trong nhận thức, tư tưởng và phương pháp học tiếng Anh của chính HS.

e. Chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng chất lượng mũi nhọn môn tiếng Anh:

Nâng cao chất lượng đại trà các môn văn hoá nói chung và môn tiếng Anh nói riêng trong các trường học là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường cần thực hiện trong chiến lược giáo dục toàn diện. Trong thực tế chất lượng đại trà môn tiếng Anh ở các trường TH chưa đồng đều và còn rất thấp. Những năm gần đây tỷ lệ tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh thường thấp nhất trong 6 môn thi tốt nghiệp. Để nâng cao chất lượng đại trà môn tiếng Anh, nhà trường cần có những giải pháp linh hoạt, phù hợp và hết sức chặt chẽ cho môn học này, cụ thể:

- Đề ra chỉ tiêu chất lượng môn học ngay từ đầu năm học. Chỉ tiêu được đưa ra trên cơ sở kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cùng với kết quả học tập môn tiếng Anh của HS ở năm học trước. Yêu cầu mỗi GV tiếng Anh xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể cho từng lớp, từng đối tượng HS. Quan tâm nhiều hơn đến đối tượng HS yếu kém.

- Tăng cường kiểm tra nề nếp dạy và học môn tiếng Anh.

- Đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử thật công bằng, khách quan, tránh gian lận và bệnh thành tích. Công khai kết quả học tập của HS để HS cũng như gia đình kịp thời nắm được để có cách chấn chỉnh.

- Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt môn tiếng Anh một cách thường xuyên, tạo một không khí học tập, thi đua lành mạnh cho HS có động cơ học tập.

Đối với công tác mũi nhọn, bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) tham gia thi HSG trường và thi HSG thành phố, tỉnh... cần được nhà trường dành được nhiều sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Có chế độ đãi ngộ, động viên các GV dạy đội tuyển HSG, vì hầu hết GV dạy đội tuyển HSG trong các nhà trường đều phải dạy ngoài giờ là chính. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV bồi dưỡng HSG về cả vật chất lẫn tinh thần. Làm tốt công tác phát hiện HS có năng khiếu học môn tiếng Anh, bồi dưỡng hợp lý và có bài bản nhưng cũng tránh việc học lệch của HS. Biểu dương, khen thưởng những GV, HS đạt thành tích cao trong học tập môn tiếng Anh để động viên họ và cũng để nêu gương cho các đối tượng khác học tập.

* Điều kiện thực hiện:

Để xây dựng động cơ học tập đúng đắn cũng như cung cấp phương pháp học tập phù hợp cho HS, đòi hỏi sự nổ lực, tâm huyết của CBQL và đội ngũ GV tiếng Anh của nhà trường.

Tổ trưởng chuyên môn và các GV tiếng Anh phải nắm vững hệ thống kỹ năng học tiếng Anh cơ bản và thiết yếu mà HS cần phải có để học tiếng Anh thành công và phát triển học tiếp.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w