THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 36)

2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, lịch sử, giáo dục của thành phố Vinh2.1.1. Sơ lược về lịch sử thành phố Vinh 2.1.1. Sơ lược về lịch sử thành phố Vinh

Xuất xứ tên gọi:

Vinh tên ban đầu có tên là Kẻ Ván. Sau đó lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi đến bây giờ.

Vinh Doanh là tên trấn thời nhà Lê, có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh. Thôn này sau là làng Vĩnh Yên, thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Châu Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây có chợ Vinh và làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành, cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa danh Việt Nam, thì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên gọi là Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh.

Thành phố Vinh đã có lịch sử phát triển hơn 220 năm, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1788 Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô và đặt tên là thành Phượng Hoàng - Trung Đô. Bằng việc xây dựng đơn vị hành chính. Phượng Hoàng Trung Đô đã khẳng định vị thế của đất Yên Trường trong sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây Đô ở miền Nam và trong chiến lược lâu dài của Hoàng đế Quang Trung là sẽ xây dựng Yên Trường thành Kinh đô của đất Việt.

Từ đời vua Gia Long, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng Dấu tích các cổng thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này.

Ngày 05 tháng 9 năm 2008, tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg. Thủ Tướng Chính phủ đã công nhận thành phố Vinh là đô thị loại (I) trực thuộc tỉnh Nghệ An. Hiện nay thành phố đang hướng tới đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.

Trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Nghệ An, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Đảng bộ nhân dân thành phố Vinh không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách, giành được những thành tựu đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w