- Có 36% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 64% số
2.5. Đánh giá chung 1 Ưu điểm
2.5.1. Ưu điểm
- Đa số cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc DHMTA, tạo điều kiện để GV môn tiếng Anh học tập nâng cao trình độ.
- Đội ngũ GV tiếng Anh là lực lượng tương đối trẻ, năng động và nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn đi đầu trong mọi hoạt động dạy học cũng như các phong trào thi đua trong và ngoài nhà trường.
- Việc xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập được Hiệu trưởng các trường chú ý thực hiện khá tốt. Thầy và trò luôn phấn đấu thi đua dạy tốt và học tốt. Hiệu trưởng biết kết hợp thi đua với khen thưởng đúng lúc nhằm động viên tinh thần phấn đấu dạy và học ngày càng tiến bộ hơn.
- Xây dựng môi trường GD với tập thể sư phạm gương mẫu, đoàn kết trong công tác cùng với việc phối hợp tốt với hội phụ huynh HS và các lực lượng bên ngoài nhà trường để hỗ trợ CSVC - TBDH phục vụ cho nhu cầu DH ngoại ngữ nói chung và DHTA nói riêng.
2.5.2. Hạn chế
- Công tác quản lý hoạt động dạy học của GV tiếng Anh còn lỏng lẻo, thiếu sự chỉ đạo đúng mức. Cho nên một số GV vẫn còn dạy học theo PP truyền thống, ít chú trọng đến việc rèn luyện 4 kỹ năng học tập ngoại ngữ cho HS
- Trình độ quản lý của các tổ trưởng bộ môn còn hạn chế do chưa được dự học các lớp học về quản lý nên đôi khi tạo được tín nhiệm và sự thống nhất cao khi điều hành công việc chung của tổ
- Nhìn chung GV môn tiếng Anh có đầu tư trong việc soạn giảng nhưng đôi khi bị chi phối nhiều bởi cách dạy học truyền thống cho nên thời gian làm việc giữa thầy và trò mất cân đối
- Phần lớn HS không có động cơ học tập môn tiếng Anh dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
- Các trường bước đầu chỉ chú trọng vào việc đổi mới PP dạy của GV, chưa có kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng PP học tiếng Anh cho HS. Việc tổ chức các câu lạc bộ ngoại khóa cũng chưa thực hiện đồng bộ.
- CSVC - TBDH ngoại ngữ còn quá nghèo nàn, thiếu thốn nên không dạy được kỹ năng nghe và nói cho tất cả HS. Một số GV không thường xuyên tiếp cận với các trang thiết bị dạy học hiện đại
- Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, Ủy Ban Nhân dân thành phố Vinh, phòng GD&ĐT trong việc triển khai thực hiện QL DHTA ở các trường TH
- Hầu hết các Hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển GD trên địa bàn; Trong việc vận động các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn và các tầng lớp nhân đóng góp công sức và kinh phí cho sự nghiệp phát triển GD tại địa phương
Khó khăn:
- Chất lượng giữa HS các trường khá cách biệt. Cho nên nhiều Hiệu trưởng gặp vất vả trong công tác quản lý hoạt động dạy và học.
- Số lượng HS ở một lớp thường đông từ 40 đến 50 HS/1 lớp học nhưng trong một giờ học tiếng Anh giáo viên và HS phải luôn hoạt động và rèn luyện bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết nên quá đông HS làm hạn chế việc rèn luyện cho từng HS trên lớp.
Tổ chức thi, kiểm tra nghiêm túc, nhưng chưa đánh giá được đủ cả 4 kỹ năng, thường sử dụng hình thức thi, kiểm tra viết do vậy chỉ đánh giá được 2 kỹ năng viết và đọc hiểu là chủ yếu.
- Đời sống người dân ở một số xã còn khó khăn nên chưa hỗ trợ kinh phí đóng góp nâng cấp, xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học cần thiết.
Qua khảo sát cho thấy công tác quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh còn nhiều hạn chế, đó là: Việc tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, học tập nội dung cụ thể của chương trình môn Tiếng Anh TH chưa thật tốt, việc chỉ đạo, việc theo dõi tiến độ thực hiện chương trình vẫn còn hạn chế. Việc quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn chưa tốt.