Thực trạng quản lý hoạt động học tiếng Anh

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 49)

6 trường dạy TA thí điểm (tính theo tỷ lệ %)

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tiếng Anh

Bảng 2.10. Thực trạng tình hình học tập tiếng Anh của HS TH

TT

NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu 1 Việc chuẩn bị bài ở nhà 6,3 31,3 40,6 21,9 2 Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào tình

huống hoặc ngữ cảnh mới 6,3 28,1 37,5 28,1 3 Kỹ năng nghe hiểu 2 12,5 44,9 40,6 4 Kỹ năng nói 3 12,5 37,6 46,9 5 Kỹ năng đọc hiểu 12,5 28,1 43,8 15,6 6 Kỹ năng viết 6,3 25,0 46,9 21,9 7 Việc tham gia luyện tập theo nhóm, cặp… 12,5 31,3 43,8 12,5 8 Khả năng tự học tiếng Anh qua sách, báo, truyền

hình, bạn bè.. 3,1 15,6 43,8 37,5 9 Khả năng tự điều chỉnh, tự sửa sai 6,3 21,9 37,5 34,4 10 Khả năng nhớ từ vựng và cấu trúc ngữ pháp 12,5 31,3 37,5 18,8 11 Khả năng đoán nghĩa từ vựng trong ngữ cảnh 9,4 15,6 43,8 31,3 12 Khả năng làm các bài tập ngoài SGK 12,5 28,1 37,5 21,9

Thành phốVinh có 29 trường TH đóng trên địa bàn các phường của thành phố do đó có những đặc điểm khác nhau nhất định. Hiện nay có 6 trường áp dụng chương trình tiếng Anh thí điểm ( bắt đầu cho HS khối 3 với 4 tiết trên một tuần). Những trường còn lại dạy 2 tiết trên một tuần cho các khối 3,4,5 với chương trình cũ. Vì thế chất lượng giữa các trường cũng chưa thật đồng đều. [16]. Qua khảo sát bằng phiếu điều tra gửi cho 63 giáo viên tiếng Anh ở các trường TH kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.10.

Kết quả khảo sát tương đối phù hợp với kết quả học tập thực tế ở các trường. Đa số các em có hứng thú học tập nhưng do điều kiện khách quan nên tình hình học tập bộ môn tiếng Anh của HS đang ở mức trung bình, những HS ở các lớp học chương trình thí

điểm học tương đối tốt bộ môn này. Thực tế, số lượng HS có đủ điều kiện học tốt môn tiếng Anh không nhiều. Thành phố có đến 15 % HS thuộc diện nghèo, phần lớn phụ huynh ít quan tâm và tạo điều kiện cho con em học tập, đặc biệt ý thức của phụ huynh chỉ xem trọng môn Toán và tiếng Việt. Các em không hiểu và nhớ từ nên không đọc được, không viết được hoặc khi gặp khó khăn không dám hỏi thầy hay ở nhà không ai giúp đỡ. Phần bài tập dùng kèm theo SGK, giáo viên chỉ giao HS làm ở nhà nhưng không có thời gian để chữa hết trên lớp. GV cũng ít khi kiểm tra vở bài làm ở nhà nên dần dần các em ít làm bài hơn cứ thế mà các em yếu kém ngày càng kém thêm. Bất kỳ một môn học nào ngoài việc tiếp nhận tri thức mới ở lớp, HS phải luyện tập thật nhiều ở nhà mới có thể nắm vững bài và tiến bộ được. Cho nên, kết quả học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh TH thành phố Vinh ở mức trung bình chắc chắn là do HS ít làm bài ở nhà, thiếu khả năng tự học và tự nghiên cứu.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w