Thực trạng quản lý hoạt động dạy tiếng Anh

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 43 - 45)

6 trường dạy TA thí điểm (tính theo tỷ lệ %)

2.4.2.Thực trạng quản lý hoạt động dạy tiếng Anh

2.4.2.1. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường TH trường TH

- Tỷ lệ độ tuổiGiáo viên:

Bảng 2.6: Tỷ lệ độ tuổi giáo viên giảng dạy Tiếng Anh ở các trường tiểu học thành phố Vinh

Tổng số Dưới 30 tuổi Từ 31 - 40 tuổi Từ 41 - 45 tuổi

63 20 41 2

Tỷ lệ % 100% 31,74 % 65,07% 3,17 %

(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Vinh [16]) .

- Về thâm niên giảng dạy:

Bảng 2.7: Thâm niên của giáo viên dạy môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học thành phố Vinh Số Gv Tổng GV 1-5 năm 6-10 năm 11-15 năm 16-20 năm 63 4 25 34 1 Tỷ lệ % 100% 6,34 % 39,68% 53,96% 1,58 %

(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Vinh [15]) .

- Về chế độ chính sách:

Toàn thành phố có 6 giáo viên thuộc biên chế nhà nước, 18 GV hợp đồng không xác định thời hạn và 39 GV hợp đồng ngắn hạn

- Về trình độ:

- Trên đại học : 0 - Đại học : 52 - Cao đẳng : 11

Đạt chuẩn B2 theo khung tham chiếu Châu Âu (First Cirtificate in English). Có 8 Giáo viên đạt chuẩn B2. 29 Giáo viên đạt ở mức B1. Còn lại 26 Giáo viên chưa đạt. Để thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020 đòi hỏi GV phải có trình độ B2, vì thế những GV chưa đạt phải tự bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt trình độ B2.

Từ kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên tiếng Anh của các trường TH chúng tôi nhận thấy:

Đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây có những chuyển biến khá tích cực. GV có trình độ Đại học khá cao tuy nhiên số GV đạt chuẩn theo khung tham chiếu Châu Âu còn ít. Phần lớn GV còn hợp đồng nên chế độ đãi ngộ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của GV.

Những hạn chế trên là nguyên nhân chính làm trở ngại cho việc triển khai đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở các nhà trường. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục thành phố cũng như hiệu trưởng cần quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng nâng cao kiến thức trình độ, nghiệp vụ cho giáo viên và việc xây dựng chế độ, chính sách phù hợp đối với giáo viên.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 43 - 45)