- Có 36% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 64% số
3.2.4 Đầu tư trang thiết bị phục vụ dạyhọc tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mớ
đổi mới
* Mục tiêu của biện pháp
- CSVC - TBDH là điều kiện quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học, là công cụ đắc lực cho việc DHMTA nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
- Làm cho GV và HS thấy rõ vai trò quan trọng của hệ thống CSVC - TBDH trong quá trình DHMTA và có ý thức bảo quản cũng như sử dụng hiệu quả.
- Huy động được trí tuệ và công sức của giáo viên và học sinh, của các lực lượng khác trong việc tạo ra nguồn tài lực, vật lực phục vụ cho dạy học.
* Nội dung và cách thực hiện
Để có thể thực hiện mục tiêu quản lý CSVC, trang thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học môn tiếng Anh hiệu quả, nhà trường cần tiến hành theo chu trình gồm các khâu sau đây:
a. Kế hoạch hoá các “nguồn vốn”
Đây là bước khởi đầu nhưng là bước rất quan trọng trong mục tiêu quản lý hiệu quả CSVC-TBDH. Nhà trường có kế hoạch rõ ràng, khoa học và hợp lý chắc chắn sẽ chủ động các công việc từ tìm kiếm, tổ chức sử dụng, kiểm tra và điều chỉnh. Trước mắt
để đảm bảo được tính chủ động và tính hiệu quả cao nhà trường giao trách nhiệm cho tổ tiếng Anh lên kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể nhưng phù hợp với điều kiện, khả năng và nhu cầu thiết yếu về các thiết bị, CSVC-TBDH dành cho tổ chức dạy học bộ môn tiếng Anh. Trong công tác kế hoạch hoá nguồn vốn này luôn chú ý cả bao gồm cả hai yếu tố quan trọng là nhân lực và vật lực. Kế hoạch này phải đảm bảo việc thoả mãn các nội dung như: Hiện chúng ta đang có gì? chúng ta sẽ cần những gì? ai là người điều hành, sử dụng “nguồn vốn” hiện có? Trong tương lai cần thay đổi người này không?Tại sao? Tổng chi phí cho nhu cầu sắp đến là bao nhiêu?...
b. Chỉ đạo mua sắm đủ các trang thiết bị cơ bản, cần thiết phục vụ dạy học
Để sử dụng hiệu quả các CSVC-TBDH nhà trường cần cho rà soát lại: thống kê, kiểm tra xem hiện trạng các thiết bị hiện có; tiếp đến cho thanh lý, loại bỏ những thứ hư hỏng, không còn sử dụng được và khẩn trương lên kế hoạch bổ sung, sửa chữa hay mua sắm thêm những trang thiết bị cơ bản, thiết yếu cần cho nhu cầu dạy học bộ môn. Kế hoạch này giao cho ban phụ trách CSCV cùng với tổ tiếng Anh của nhà trường lên kế hoạch thực hiện, trình hiệu trưởng xem xét và bố trí việc mua sắm này.
- Đối với nội dung dạy học tiếng Anh theo tinh thần đổi mới cần có các phương tiện dạy học hiện đại như: tranh ảnh, băng đĩa, đài cát-xét, đầu chiếu, máy tính, máy chiếu (projector), các phần mền dạy học tiếng Anh, ...
c.Chỉ đạo bảo quản, sử dụng trang thiết bị hiện có một cách hợp lý, hiệu quả nhất
Để làm được điều này, nhà trường ngay từ đầu mỗi năm học giao cho hai đơn vị có trách nhiệm trực tiếp và liên đới là tổ tiếng Anh và ban phụ trách CSVC của nhà trường thống nhất lên kế hoạch chung và soạn thảo một số quy định cụ thể cho việc sử dụng và bảo quản tốt CSVC-TBDH phục vụ cho công tác dạy học môn tiếng Anh đối với GV và HS. Điều cần nhấn mạnh ở đây là quy chế, quy định trên phải kèm theo chế độ kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt và khen thưởng kịp thời đúng mức và đúng đối tượng. Từng cán bộ GV và HS vừa có quyền được sử dụng các CSVC-TBDH vừa có trách nhiệm giữ dìn, bảo quản chúng trong từng tiết học, buổi học và trong cả năm học... Đồng thời, cứ mỗi đầu năm học nhà trường có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách và cách thức sử dụng các thiết bị mới, các nội dung cập nhật nhất
có liên quan đến sử dụng và bảo quản CSVC-TBDH đến từng cán bộ GV và toàn thể HS. Trong thời gian tới các nhà trường cũng cần thông qua quy chế làm việc để quản lý chỉ đạo các bộ phận liên quan ... nhằm giúp hoạt động có hiệu quả, sử dụng tối đa công suất các thiết bị hiện có phục vụ dạy học bộ môn tiếng Anh.
- Khi tổ chức mua sắm hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, bàn giao và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng cũng như hiệu quả thiết bị dạy học mua sắm tại đơn vị.
Với những TBDH hiện đại như máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học tiếng Anh, ... đòi hỏi CBQL, GV phải có kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT để chủ động trong công tác quản lý và hoạt động giảng dạy.
d. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học môn tiếng Anh
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực. Trong GD-ĐT, CNTT đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới PPDH. ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học là một xu hướng tất yếu và ngày đang được triển khai rộng rãi trong các trường học vì nó đem lại rất những tiện ích.
Để quản lý đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học môn tiếng Anh hiệu quả, các trường cần thực hiên:
- Nâng cao ý thức của CBQL, GV, HS về việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn tiếng Anh. Sử dụng các nguồn kinh phí có thể để đầu tư mua sắm trang thiết bị về CNTT như phòng học đa phương tiện (multi-media), máy tính, các phần mền dạy học tiếng Anh, máy chiếu (projector),...
- Chỉ đạo tổ Tin học hướng dẫn cho GV tiếng Anh về CNTT để họ có thể tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Tổ chức các tiết dạy thao giảng có sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, thể hiện bài giảng bằng chương trình Powerpoint. BGH nhà trường động viên GV thực hiện công việc này một cách thường xuyên hơn.
- Chọn lọc, xây dựng và hướng dẫn cho GV sử dụng các phần mềm quản lý, phần mềm dạy học tiếng Anh, cách cắt ghép phim, hình ảnh vào bài giảng điện tử, ...
- Chỉ đạo GV ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực soạn, giảng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ... Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong giảng dạy giữa GV trong các trường Tiểu học trên Thành phố Vinh nhằm thu thập thêm kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy.
- Gắn kết trách nhiệm của GV, HS và cán bộ phụ trách TBDH trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ các TBDH hiện đại ứng dụng CNTT. Động viên, khuyến khích kết hợp với kiểm tra, dự giờ của GV để đánh giá, xếp loại và biểu dương GV kịp thời.
Tựu trung lại, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề thiết yếu để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học tiếng Anh nói riêng. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục của nước ta hiện nay. Việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung và PPDH là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều về điều kiện CSVC, tài chính và năng lực của đội ngũ CBQL và GV của các nhà trường. Do đó, để quản lý CSVC-TBDH cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là hiệu trưởng và CBQL các nhà trường xây dựng kế hoạch sử dụng các ngồn đầu tư cho CSVC hợp lý, tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng CNTT để tất cả GV và HS đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, cần có sự đầu tư về nguồn tài chính cũng như có sự chỉ đạo đầy đủ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.
* Điều kiện thực hiện
- Đội ngũ CBQL, GV các nhà trường có ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng CSVC-TBDH và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới công tác
quản lý và PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn tiếng Anh nói riêng.
- Phải có sự đầu tư về nguồn tài chính cũng như có sự chỉ đạo đầy đủ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy của các ban, ngành cấp trên để các trường có cơ sở lập đề án, huy động ngồn vốn đầu tư cho hoạt động này.