Thực trạng công tác quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 45 - 47)

6 trường dạy TA thí điểm (tính theo tỷ lệ %)

2.4.2.2.Thực trạng công tác quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên

Việc quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là khâu trọng yếu tác dụng trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập và chất lượng GD - ĐT của nhà trường. Qua việc nghiên cứu nhận thức và tự đánh giá của 29 hiệu trưởng về việc quản lý giờ lên lớp của giáo viên, chúng tôi có kết quả ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên.

TT Nội dung khảo sát

Nhận thức của hiệu trưởng Mức độ thực hiện Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) Tốt (%) TB (%) Chưa tốt (%) 1

Tổ chức cho giáo viên học tập qui chế, nề nếp giảng dạy trên lớp

100 0 0 70 30 0

2 Giúp giáo viên xây dựng kế

hoạch giảng dạy 80 20 0 60 40 0 3

Xây dựng thời khoá biểu hợp lý, khoa học đảm bảo tính sư phạm

100 0 0 50 35 15

4 Tổ chức cho giáo viên học tập

đánh giá xếp loại giờ lên lớp 75 25 0 85 15 0 5

Các hình thức tổ chức dự giờ thăm lớp, đánh giá xếp loại giờ dạy

95 5 0 40 45 5

6 Quản lý việc dạy bù, dạy thay

của giáo viên 90 10 0 70 20 10

(Nguồn điều tra từ 29 trường TH thành phố Vinh)

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.8 chúng tôi thấy:

Nhận thức của hiệu trưởng về quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên ở các nội dung đạt tốt (90%), tuy nhiên việc thực hiện chưa hiệu quả (62,5% ở mức tốt).

Nội dung xây dựng thời khóa biểu hợp lý, khoa học đảm bảo tính sư phạm: Có thể thấy đây là nội dung quan trọng và nhạy cảm. Thực tế phản ánh tuy nhận thức của hiệu trưởng rất tốt (100%) nhưng việc thực hiện chỉ ở mức (50%), qua đây cho thấy việc xây dựng thời khoá biểu thiếu tính thống nhất cao trong phạm vi rộng, chịu ảnh hưởng của các tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan dẫn đến việc sắp xếp thời khóa biểu có lúc chưa hợp lý.

Các hình thức tổ chức dự giờ thăm lớp, đánh giá xếp loại giờ dạy đạt mức thực hiện 40% so với 95% đánh giá ở sự cần thiết trong nhận thức của hiệu trưởng. Hoạt động này không chỉ thuộc trách nhiệm của ban giám hiệu nhà trưởng mà còn của cán bộ

chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dụctrực thuộc. Thực tế lực lượng quản lý đối với chuyên môn tiếng Anh là quá mỏng so với yêu cầu (1 người đối với các trường cấp thành phố), trình độ của cán bộ quản lý chưa đáp ứng với yêu cầu nên việc tổ chức dự giờ, đánh giá khó triển khai thường xuyên, việc đánh giá có lúc chưa phản ánh đúng thực tế.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 45 - 47)