Cơ sở pháp lý về quản lí công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ Văn bản pháp lý của Nhà Nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 53)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

1.5.Cơ sở pháp lý về quản lí công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ Văn bản pháp lý của Nhà Nước

- Luật Giáo dục sửa đổi (được Quốc hội thông qua 20/5/2005): "Về chương trình giáo dục: Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có thể được tiến hành theo hình thức tích luỹ tín chỉ hay theo niên chế".

- Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020: "Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài".

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 31/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

- Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học (ban hành theo Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): Tiêu chuẩn 4, tiêu chí 2: "Thực hiện chế độ công nhận kết quả học tập của người học (tích luỹ theo học phần); chuyển quy trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ".

- Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Văn bản pháp lý của Đại học Trần Đại Nghĩa

Quy định về việc ban hành "Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ số 294/QĐ- ĐH TĐN".

Trong chương này chúng tôi đã nêu rõ lịch sử vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài. Từ đó nêu khái quát về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đã làm rõ các vấn đề: Định nghĩa tín chỉ, đặc điểm chung về hệ thống tín chỉ, nêu lên các ưu điểm và hạn chế khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Chúng tôi đã trình bày nội dung và những nguyên tắc chính trong tổ chức và thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trong phần này chúng tôi đã làm rõ các vấn đề như: xây dựng chương trình đào tạo, tính tất yếu chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ bao gồm những chủ trương đổi mới trong đào tạo đại học ở nước ta, quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam và mục tiêu phát triển giáo dục Đại học đến năm 2020.

Trong phần cuối của chương I chúng tôi đã trình bày cơ sở pháp lý về quản lý công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 53)