Giải pháp nhằm đáp ứng những yêu cầu về chương trình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 100 - 104)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

3.2.3. Giải pháp nhằm đáp ứng những yêu cầu về chương trình.

+ Xây dựng chương trình nội dung đào tạo.

- Như đã trình bày trong phần xây dựng chương trình- nội dung đào tạo, trên cơ sở chương trình đào tạo chung của các ngành/ chuyên ngành ban hành theo chương trình khung áp dụng cho hệ đào tạo theo niên chế, các khoa đào tạo tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo các ngành học, phân chia và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần hệ thống tín chỉ và kiến thức cập nhật, hiên đại. Thiết kế lại chương trình đào tạo theo kết cấu vừa có học phần bắt buộc, vừa có các học phần tự chọn. Đối với các học phần tự chọn được xây dựng theo định hướng phù hợp với nhóm ngành/chuyên ngành học sẽ giúp cho việc thay đổi chương trình đào tạo và bổ sung các môn học mới một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, chính nhờ

thực hiện quy trình đào tạo theo các phương thức học nhanh trên, nhất là theo tín chỉ giúp cho việc lượng hoá về kiến thức trong quá trình tích luỹ kiến thức nên trường ta có thể dễ dàng hợp tác đào tạo với các trường khác cũng như sinh viên có thể dễ dàng theo học hoặc học cùng lúc nhiều chương trình đào tạo khác nhau.

- Theo kinh nghiệm của một số trường và ý kiến của một số chuyên gia giáo dục thì khi xây dựng chương trình đào tạo: 1) nên dành 50% là học phần bắt buộc, 30 % học tự chọn cho từng ngành đào tạo (các học phần bắt buộc, cốt lõi hay khó học thì nhiều tín chỉ, các học phần bổ trợ hay dễ tự học thì ít tín chỉ). 2) modun hoá chương trình đào tạo theo khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp), theo môn học (chuyển thành các học phần từ 2 đến 4 TC, trong đó giai đoạn đầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ nên là 60% lên lớp và 40% tự học hoặc thực hành).

+ Xây dựng đề cương học phần

Tất cả các học phần được đưa vào chương trình đào tạo của từng chuyên ngành, các khoa/ bộ môn đảm nhiệm giảng dạy phải xây dựng đề cương chi tiết học phần. Đề cương của tất cả học phần trong chương trình đào tạo cần biên soạn đầy đủ và công bố cho người học vào đầu mỗi học kỳ để giúp ngưòi học chủ động trong việc tham khảo tài liệu, chuẩn bị kế hoạch học tập, tự học và tích luỹ học phần, ...Về phía nhà trường thông qua đề cương này có thể quản lý được nội dung giảng dạy của giảng viên, nhất là những học phần có nhiều giảng viên tham gia giảng dạy.

Đề cương chi tiết học phần thể hiện các nội dung :

- Mục tiêu cụ thể cho từng kiến thức trong học phần, giới thiệu tóm tắt học phần, các học phần tiên quyết, học trước/ song hành, phương pháp đánh giá tích luỹ học phần, nội dung các chương mục, giáo trình và tài liệu tham khảo cho từng học phần, ...

- Thông tin giảng viên: có đầy đủ thông tin về họ tên giảng viên, chức danh, học hàm, học vị, đơn vị công tác, học hàm học vị, các địa chỉ liên hệ, các hướng nghiên cứu chính,...

- Thông tin chung về học phần : bao gồm các thông tin về tên, trình độ, mã số của học phần, số tín chỉ, học phần bắt buộc hay tự chọn, các học phần tiên quyết, các học phần học trước, các yêu cầu đối với học phần, địa chỉ khoa- bộ môn phụ trách,...

- Mục tiêu về học phần bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của học phần. Mục tiêu cụ thể bao gồm mục tiêu về kiến thức, về năng lực nhận thức và năng lực tư duy, mục tiêu về kỹ năng- kỹ xảo.

- Nội dung về thời lượng học phần : ngắn gọn và đầy đủ nội dung học phần bao gồm các chương mục, tiểu mục, số tín chỉ và thời lượng cụ thể (lý thuyết và thực hành) cho từng chương mục của học phần.

+ Về quy trình đào tạo

Cần đảm bảo một một quy trình đào tạo nghiêm túc, có tính nguyên tắc cơ bản trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong đó có việc thiết kế lịch trình tích luỹ ngành học theo các môn học/ học phần cốt lõi và tiên quyết một cách tường minh để người học tự thiết kế lịch trình tích luỹ riêng của mình và chọn thầy giỏi để học.

+ Xây dựng quy chế đào tạo và các văn bản phục vụ cho việc vận hành hệ thống tín chỉ

Điều kiện tiên quyết để vận hành và triển khai việc đào tạo theo các phương thức của quy chế đào tạo theo tín chỉ là phải có hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ.

Đó là hệ thống các quy chế và quy định kèm theo như :

+ Quy chế đào tạo chung, trong đó quy định cụ thể, riêng cho đào tạo theo học nhanh, học chậm, học cùng lúc hai chương trình,; quy định về việc

đăng ký học phần; quy định về quản lý sinh viên; quy định về giảng dạy, đối với giảng viên; quy định về thi hết môn và đánh giá thường xuyên; quy định xếp lớp- học phần; quy định về thu chi học phí,...

+ Ngoài các quy đinh chung nêu trên cần có các quy định có tính chuyên sâu và cụ thể như :

. Quy định về thực tập, viết chuyên đề thực tập cuối khoá, luận văn tốt nghiệp của sinh viên.

. Quy định về tổ chức và quản lý học lại

. Quy định về thực hành, kiến tập các môn học

Việc xây dựng hệ thống quy chế và quy định này được xây dựng trên cơ sở tuân thủ quy chế của Bộ GD&ĐT, tham khảo quy chế và các văn bản cùng kinh nghiệm tổ chức và thực hiện các phương thức đào tạo của các trường bạn để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và khả năng của Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.

Việc xây dựng và từng bước hoàn thiện quy chế đào tạo và quy chế làm việc cho phù hợp với sự phát triển của các phương thức đào tạo mới của nhà trường có ý nghĩa đặc biệt trong công tác quản lý của nhà trường, nhất là khi thực hiện các phương thức đào tạo mới.

Do nhà trường còn ít kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý về công tác đào tạo theo các phương thức trên nên quy chế phải được từng bước xây dựng, bổ sung và hoàn thiện theo lịch trình thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Trên cơ sở quy chế đào tạo theo tín chỉ và nội dung tập huấn, hướng dẫn việc chuyển sang đào tạo theo tín chỉ do Bộ GD&ĐT tổ chức, nhà trường sẽ tổ chức tập huấn sâu rộng trong toàn trường về quy chế cũng như các nội dung, chương trình, kế hoạch cụ thể khi thực hiện đào tạo theo tín chỉ.

Trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên là phải tạo điều kiện cho sinh viên có đầy đủ thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch học tập cá nhân. Khi sinh viên mới nhập học, nhà trường thông báo và tổ chức cho sinh viên tìm hiểu về:

- Quy chế đào tạo cũng như các quy định cụ thể về học tập, phục vụ hệ thống tín chỉ, đặc biệt là niên lịch giảng dạy.

- Chương trình, kế hoạch và quy trình đào tạo của toàn khoá học cho từng ngành học, trong đó bao gồm cả các thông tin về kiểm tra, thi học phần, khoá luận tốt nghiệp, xét công nhận tốt nghiệp,...

- Khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần có đội ngũ cố vấn học tập. Do vậy cần có danh sách cố vấn học tập để giúp sinh viên xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cá nhân.

- Cung cấp cho sinh viên các tài liệu hướng dẫn có liên quan như : danh mục các môn học, điều kiện đăng ký môn học, danh sách giảng viên dạy môn học, thời khoá biểu của các lớp, kết quả các môn học của học kỳ,...

- Sinh viên được cung cấp sổ tay sinh viên áp dụng cho từng học kỳ. Trong sổ tay sinh viên ghi rõ các học phần được đưa vào giảng dạy, thời khoá biểu dự kiến các lớp trong từng học kỳ để sinh viên đăng ký chọn học phần, chọn lớp, chọn tiến độ học,...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w