Việc triển khai hệ thống tín chỉ của một số trường đại học nước ta

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 68)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2.2.3.Việc triển khai hệ thống tín chỉ của một số trường đại học nước ta

Từ niên khoá 1993- 1994 Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường đại học cải tiến hệ thốnghọc phần để có hệ thốnghọc phần triệt để hơn, nói cách khác là áp dụng hệ thống tín chỉ kiểu Mỹ cho quy trình đào tạo đại học nước ta. Nơi đầu tiên thực hiện quá trình đào tạo này là Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, sau đó là trường Đại học Đà Lạt, Cần Thơ, Thuỷ sản Nha Trang, một khoa của trưòng Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học dân lập Thăng Long, ...Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng việc chuyển đổi từ hệ thốnghọc phần sang hệ thống tín chỉ ở một số trường đại học nước ta thực chất là cải tiến và tăng sự mềm dẻo của hệ thốnghọc phần hiện có, do đây là quá trình liên tục, không phải đột biến. Do vậy ở trường đại học nào của nước ta áp dụng hoặc cải tiến hệ thốnghọc phần theo hướng làm cho nó mềm dẻo như hệ thống tín chỉ của Mỹ thì sẽ được quy ước là đã áp dụng hệ thống tín chỉ. Theo tinh thần đó, cho đến nay có khoảng 10 trường đại học công lập và dân lập nước ta có thể xem như đã áp dụng hệ thống tín chỉ.

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu việc triển khai hệ thống tín chỉ ở một số trường đại học nước ta (Đại học quốc gia Tp. HCM, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học dân lập Thăng Long, ...), có thể nêu một số nhận xét:

- Về đơn vị đo lường : tuy các trường đều gọi đơn vị đo lường khối lượng

lao động học tập của sinh viên là tín chỉ (TC) nhưng định mức của đơn vị không giống nhau. Các trường Đại học Cần thơ, Trường ĐHKHTN thuộc Đại học QG Tp Hồ Chí Minh định nghĩa TC giống như định nghĩa ĐVHT trong quyết định 2677/GD-ĐTcủa Bộ GD&ĐT, và cũng quy định văn bằng cử nhân

ứng với khối lượng học tập là 210 TC. Riêng ĐHBK TP. HỒ CHÍ MINH định nghĩa TC giống như định nghĩa hệ thống TC của Mỹ, và quy định văn bằng kỹ sư thiết kế 4,5 năm ứng với khối lượng 155 TC. Các trường nói trên đều tổ chức thêm học kỳ hè7-8 tuần, Đại học dân lập Thăng Long thiết kế hệ thốngTC theo học kỳ khoảng 10 tuần, mỗi năm học có 3 HK, văn bằng cử nhân có khối lượng 210-224 TC.

- Về thông tin cho sinh viên : các trường khảo sát đều có sổ tay sinh viên

để giới thiệu chương trình đào tạo và các quy định thủ tục đăng ký học phần, thi, kiểm tra,... Tuy nhiên Đại học bách khoa TP. Hồ Chí Minh có công bố niên giám giới thiệu chương trình tóm tắt các môn học gần tương tự như các niên lịch giảng dạy ở các trường Đại học của Mỹ.

-Về cách thiết kế các học phần: mỗi học phần được thiết kế từ 1 đến 6

TC ở Đại học khoa học tự nhiên thuộc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, từ 1 đến 4 TC tại ĐHBK thuộc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Như vậy ngay trong một trường ĐHQG cách định nghĩa TC và cách thiết kế môn học cũng không giống nhau.

- Về điều kiện học, phương pháp dạy và học: ĐHBK TP. Hồ Chí Minh

đảm bảo tài liệu học tập và trang thiết bị giảng dạy tương đối tốt hơn so các trường khảo sát khác: mỗi môn học được quy định có ít nhất 1 tài liệu tiếng Việt, 1 tài liệu tiếng Anh và 1 tài liệu tham khảo khác; trang bị máy chiếu hắt ở mọi phòng học và máy chiếu đa phương tiện cho 17 giảng đường. Tuy nhiên phương pháp dạy và học mới nhằm dạy cách học đảm bảo tính chủ động của sinh viên và tận dụng công nghệ mới được sử dụng chỉ ở một bộ phận giảng viên và học phần, chưa trở thành phổ biến trong các trường áp dụng hệ thống tín chỉ.

- Về tổ chức đăng ký học phần: các trường tổ chức đăng ký học phần vào

hoặc thiếu số sinh viên tối thiểu quy định cho một lớp học. Đối với sinh viên chính quy, các trưòng có quy định số TC tối thiểu và tối đa được phép đăng ký học trong một học kỳ (14-20 TC ở ĐHBK TP. Hồ Chí Minh; 18-35 TC ở ĐHKHTN TP. Hồ Chí Minh; Đại học Cần Thơ: tối đa 40 TC. Đối với SV học kỳ I hoặc cả năm thứ nhất hầu như không tổ chức đăng ký vì chương trình đào tạo gồm hầu hết các môn bắt buộc.

- Về tổ chức thu học phí: học phí được thu theo số lượng học phần mà

sinh viên đăng ký, mức phí mỗi học phần được tính tuỳ theo số giờ lý thuyết, bài tập, thực tập,... ĐHBK TP. Hồ Chí Minh quy đổi ra TC học phí đối với mỗi học phần để định giá học phần.

- Về tổ chức sinh hoạt tập thể trong cộng đồng sinh viên: các trường áp

dụng hệ thống tín chỉ đều tổ chức 2 loại lớp học: lớp khoá học gồm những sinh viên đăng ký học cùng ngành đào tạo ở năm đầu tiên; lớp học phần gồm các sinh viên cùng học một học phần. Lớp khoá học giữ cố định trong cả khoá học, nơi hình thành các tổ chức đoàn thể của sinh viên. Lớp học phần thường là tạm thời, nơi thông báo các thông tin về học tập và tổ chức các sinh hoạt học tập liên quan đến học phần. Để đảm bảo các sinh hoạt của lớp khoá học và các đoàn thể không vướng thời gian học ở lớp của sinh viên, mọi sinh hoạt của lớp khoá học đều tổ chức vào Thứ 7 và Chủ nhật. Đối với các lớp học phần, do sức ép của khối lượng học tập lớn nên nên sinh viên cũng tự tổ chức các hình thức trao đổi học tập theo nhóm để hỗ trợ nhau trong việc chuẩn bị bài tập, ...

- Về hệ thống cố vấn trong học tập: Hệ thống cố vấn trong học tập được

tổ chức ở các trường gắn với các lớp khoá học và đôi khi cố vấn học tập được gọi là chủ nhiệm lớp khoá học. Các phiếu đăng ký học phần phải được thông qua và có chữ ký của cố vấn học tập (ĐHBK TP. Hồ Chí Minh). Tuy nhiên vì hoạt động của giảng viên ở các trường đại học khảo sát đều quá tải nên số

lượng cố vấn học tập tương đối ít (1 CVHT/60 SV ở ĐHBK TP. Hồ Chí Minh) nên việc giúp đỡ của CVHT đối với sinh viên là có giới hạn. Các trường phải theo phương châm là CVHT tập trung chú ý các đối tượng sinh viên ở hai đầu: Sinh viên học tập xuất sắc cần bồi dưỡng tài năng và sinh viên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh nhũng cố gắng nêu trên, đội ngũ CVHT còn chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn trong học tập.

- Về việc chuyển tiếp tín chỉ : Hệ thống tín chỉ đã được thực hiện ở một

số trường đại học trong khoảng 15 năm qua nhưng việc phát huy ưu điểm của nó là chuyển tiếp chứng chỉ chưa được triển khai phổ biến. Lý do là phạm vi áp dụng hệ thống tín chỉ còn hẹp, chưa có các định mức và thiết kế thống nhất trong cả nước, thậm chí ngay cả trong một nhà trường như Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Qua việc triển khai hệ thống tín chỉ ở một số trường Đại học nước ta, có thể thấy rõ hệ thống này mang lại nhiều lợi ích trong công tác giáo dục đào tạo ở trường Đại học: Nó làm cho sinh viên chủ động hơn trong hoạt động học tập đặc biệt nó tạo một tác phong công nghiệp đối với mọi hoạt động của nhà trường kể cả trong sinh viên và trong giáo chức, vì mọi hoạt động đào tạo trong trường phải được khớp nối đúng thời gian và địa điểm. Với hệ thống tín chỉ việc hỗ trợ sinh viên thuộc diện chính sách hoặc diện học yếu phải kéo dài thời gian học tập thuận lợi hơn nhiều so với kiểu học theo niên chế.

Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống tín chỉ cũng gặp rất ít khó khăn về phía những người trực tiếp thực hiện. Trước hết, đối với sinh viên, những người đã được “chăn dắt” từ trường phổ thông khi bước vào trường đại học hết sức ngỡ ngàng về mọi mặt, hệ thống tín chỉ tạo nên bước chuyển phá đột ngột, học phải mất một thời gian để làm quen. Đối với giáo chức, khó khăn lớn nhất là tình trạng quá tải hiện nay của hoạt động giảng dạy ở tất cả mọi

trường đại học làm họ không còn đủ thời gian để đầu tư vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy và các hoạy động khác mà hệ thống tín chỉ đòi hỏi. Hơn nữa, hệ thống tín chỉ làm cho mức độ tự do của giáo chức giảm nhiều vì họ phải được gắn với các giờ học và lớp học xác định phân bố trong suốt cả học kỳ, rất khó bố trí tập trung thời gian cho các hoạt động khác ở ngoài trường. Từ đó cần có những vận động để hoạt hoá sinh viên và nâng cao trách nhiệm của giáo chức thì việc triển khai hệ thống tín chỉ mới thuận lợi.

2.2.4.1. Chủ trương về việc mở rộng hệ thống tín chỉ ở nước ta

Nhằm tăng tính liên thông của hệ thống GDĐH nước ta và hội nhập với GDĐH thế giới, trong mấy năm gần đây Đảng vàNhà nước đã đưa ra chủ trương mở rộng áp dụng hệ thống tín chỉ trong hệ thống GDĐH nước ta. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đai học Việt Nam, giai đoạn 2006- 2020: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang đào tạo theo HTTC, tạo điều kiện thuân lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ngoài nước”; Trong “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng gian đoạn 2001 - 2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 47/2001/QĐ-TTg có nêu: các trường cần “Thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang hệ thống tín chỉ”. Trong “Báo cáo về Tình hình Giáo dục” của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2004 lại khẳng định mạnh mẽ hơn: “Chỉ đạo đẩy nhanh việc mở rộng hệ thống tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ngay từ năm học 2005 - 2006, phấn đấu để đến năm 2010 hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng hình thức tổ chức đào tạo này”. Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc “tất cả các trường ĐH và CĐ trong cả nước phải chuyển sang đào tạo theo HTTC chậm nhất là vào năm 2011”.

Như vậy, để thực hiện được các chủ trương của Nhà nước về mở rộng hệ thống tín chỉ, cần khẩn trương xây dựng một lộ trình chuyển đổi từ học chế học phần hiện nay sang hệ thống tín chỉ trong toàn hệ thống GDĐH.

2.2.4.2. Về mục tiêu và một số quan niệm về chuyển đổi - Việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ nhằm mục tiêu gì?

Chúng ta đã áp dụng học chế học phần, trong đó có chứa đựng một số yếu tố của hệ thống tín chỉ từ khi bắt đầu mới GDĐH cách đây gần hai thập niên, lúc hoàn cảnh kinh tế xã hội và điều kiện dạy và học ở đại học hết sức khó khăn. Và khi điều kiện dạy và học được cải thiện một số trường đại học đã cải tiến, làm mền dẻo triệt để học chế học phần, tức là chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ. Tuy nhiên chỉ vài ba năm gần đây Nhà nước mới đưa ra chủ trương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi này trong toàn bộ hệ thống GDĐH. Với sự chuyển đổi này nhằm mục tiêu gì?

+ Trước hết là tạo một học chế mềm dẻo hướng về SV để tăng cường tính chủ động và khẳ năng cơ động của SV, để đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá trình học tập và tạo ra những sản phẩm có tính thích ứng cao với thị trường sức lao động trong nước; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đồng thời, trong xu thế toàn cầu hoá, làm cho hệ thống GDĐH nước ta hội nhập với khu vực và thế giới.

- Quan niệm về việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ ở nước ta.

+ Như đã phân tích trên đây học chế học phần được áp dụng hiện tại trong toàn bộ hệ thống GDĐH nước ta đã mang một số yếu tố của hệ thống tín chỉ, nhưng chưa đủ mềm dẻo vì chưa tận dụng hết các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó. Vì vậy việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ có nghĩa là cải tiến học chế học phần tăng cường áp dụng các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó. Quá trình chuyển đổi không có nghĩa là xoá bỏ học chế khác, mà là cải tiến học chế đang sử dụng để tăng mức độ mềm dẻo, cơ động của nó.

+ Việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ, tạo nên sự mềm dẻo của quy trình đào tạo cần phải được kết hợp một cách logic với việc phát triển và hiện đại hoá chương trình đào tạo, bao gồm việc đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo và đặc biệt là phương pháp dạy học và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

2.2.4.3. Về lộ trình chuyển đổi

Theo ý kiến của các chuyên gia lộ trình chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ cho toàn bộ hệ thống GDĐH nước ta có thể theo các bước như sau:

- Rút kinh nghiệm về việc thực hiện học chế học phần hiện tại, và đặc biệt là hệ thống tín chỉ ở một số trường đại học để nêu ra những yếu kém cần khắc phục và phương pháp phát triển;

- Chuẩn bị đầy đủ các văn bản khung cho toàn bộ hệ thống về hệ thống tín chỉ. Điều chỉnh những quy định trong các văn bản đã có trái với bản chất của hệ thống tín chỉ. Tổ chức tập huấn cho giáo chức và cán bộ quản lý các trường đại học về hệ thống tín chỉ.

- Các trường tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo các ngành học, phân chia và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần hệ thống tín chỉ và kiến thức cập nhật, hiện đại. Bộ điều phối xây dựng chương trình mẫu của một số học phần thuộc khu vực giáo dục đại cương để các trường tham khảo nhằm tăng mức độ thống nhất tạo cơ hội để chuyển tiếp TC. Các khối ngành và ngành đào tạo triển khai áp dụng thành quả của quá trình xây dựng chương trình khung vừa qua.

- Bộ và các trường tìm biện pháp tăng số lượng đội ngũ giáo chức để giảm một cách đáng kể tải trọng giảng dạy, đồng thời tạo cơ chế nâng cao thu nhập của giáo chức, xem đây là khâu quan trọng nhất để triển khai thành công việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ. - Triển khai một cuộc vận động đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết

quả học tập trong hệ thống GDĐH.

- Chuẩn bị nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT. Nghiên cứu các hình thức thích hợp cho việc tổ chức và hoạt động của các đoàn thể sinh viên.

- Xây dựng các công cụ phổ biến cho SV về chương trình và quy trình học tập, phục vụ hệ thống tín chỉ, đặc biệt là niên lịch giảng dạy.

- Xây dựng hệ thống tài liệu học tập cho mọi học phần bằng cách: qua mạng liên kết thư viện thông báo các tài liệu liên quan đến học phần đã có trong các trường đại học; Tổ chức liên kết các trường đại học khai thác các nguồn tư liệu mở trên mạng (tổ chức biên dịch, phổ biến); Tổ chức phối hợp biên soạn các tài liệu phục vụ các học phần không đủ tài liệu.

- Dựa vào các trung tâm học liệu nòng cốt và các trường đại học mạnh xây dựng các bộ công cụ phục vụ giảng dạy và đánh giá học phần, trước hết là

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 68)